SpaceX_Starship

Starship (IPA: ['stɑɹʃɪp], đọc như XTA-síp) là tên lửa hạng siêu nặng được sản xuất bởi công ty SpaceX. Tên lửa được cấu tạo từ tầng tên lửa Super Heavy và tàu vũ trụ Starship, nhằm đạt được tải trọng cao cũng như chi phí vận hành thấp. Cả hai tầng tên lửa đều có khả năng khả năng đáp cánh và đưa 100 tấn lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Sau khi nạp nhiên liệu oxy lỏngmethan lỏng trên quỹ đạo, tàu vũ trụ sẽ bay được đến Mặt Trăng hoặc Sao Hỏa, cũng như các địa điểm khác trong Hệ Mặt Trời. Trước mắt, tên lửa Starship sẽ phóng các vệ tinh, sau đó phục vụ các khách du lịch vũ trụ và đáp phi hành gia trên Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Trong tương lai xa hơn, tên lửa được kì vọng biến tham vọng định cư trên Sao Hỏa của công ty thành hiện thực, và thực hiện các chuyến bay xuyên lục địa Trái đất.Hiện tại, tên lửa Starship dự định sẽ khởi hành tại sân bay Starbase, Trung tâm Vũ trụ Kennedy, và hai bệ phóng ngoài khơi của công ty. Sau khi khai hỏa ba mươi ba động cơ Raptor, tầng Super Heavy tách ra khỏi tàu Starship ở trên không trung. Tầng tên lửa sau đó bay xuyên khí quyển và đáp xuống cặp thanh sắt tại tháp phóng. Trong lúc đó, tàu Starship khai hỏa ba động cơ Raptor Vacuum và tự đưa vào quỹ đạo. Kết thúc nhiệm vụ, tàu thâm nhập khí quyển và bảo vệ bản thân bằng tấm chắn nhiệt. Tàu vũ trụ sau đó lượn về khu vực đáp bằng hai đôi cánh tà, và khởi động ba đông cơ Raptor để đáp cánh theo phương dọc.Năm 2005, SpaceX lần đầu đưa ra kế hoạch xây dựng tên lửa hạng nặng. Từ đó đến năm 2019, thiết kế và tên gọi của tên lửa được thay đổi thường xuyên. Vào tháng 7 năm 2019, Starhopper bay lên và đáp xuống từ độ cao 150 mét, trở thành mẫu tên lửa đầu tiên sử dụng động cơ Raptor. Vào tháng 5 năm 2021, tàu Starship có mã số SN15 bay đến độ cao 10 kilômét, chuyển sang rơi tự do và hạ cánh thành công sau bốn lần thất bại. Theo thông tin mới nhất vào tháng 2 năm 2022, tầng tên lửa BN4 và tàu vũ trụ SN20 sẽ thực hiện chuyến bay vũ trụ đầu tiên tại đầu năm 2022.

SpaceX_Starship

Chiều cao
  • 50 mét
  • 164 foot 
Thể tích
  • 1.000 mét khối
  • 35.000 foot khối 
Thông số tầng tên lửaTầng thứ nhất – Super HeavyChiều caoĐường kínhKhối lượng nhiên liệuChạy bởiNhiên liệuTầng thứ hai – StarshipChiều caoĐường kínhKhối lượng nhiên liệuChạy bởiNhiên liệu
Thông số tầng tên lửa
Tầng thứ nhất – Super Heavy
Chiều cao
  • 70 mét
  • 230 foot 
Đường kính
  • 9 mét
  • 30 foot 
Khối lượng nhiên liệu
  • 3.400 tấn
  • 7.500.000 pound 
Chạy bởi
  • Raptor (33) 
Nhiên liệu
Tầng thứ hai – Starship
Chiều cao
  • 50 mét
  • 164 foot 
Đường kính
  • 9 mét
  • 30 foot 
Khối lượng nhiên liệu
  • 1.200 tấn
  • 2.650.000 pound 
Chạy bởi
  • Raptor (3)
  • Raptor Vacuum (3) 
Nhiên liệu
Tầng tên lửa
  • Super Heavy (1)
  • Starship (1) 
Quốc gia xuất xứ
Cách dùng
Nhiên liệu
Khối lượng nhiên liệu
  • 1.200 tấn
  • 2.650.000 pound 
Khối lượng
  • 100 tấn
  • 220.000 pound 
Độ nghiêng quỹ đạo 98,9 độ 
Độ cao
  • 500 kilômét
  • 310 dặm Anh 
Đường kính
  • 9 mét
  • 30 foot 
Hãng sản xuất
Thông số tải trọngTải đến quỹ đạo Trái Đất tầm thấpĐộ caoĐộ nghiêng quỹ đạoKhối lượngThể tíchTải đến Mặt TrăngKhối lượngThể tíchTải đến Sao HỏaKhối lượngThể tích
Thông số tải trọng
Tải đến quỹ đạo Trái Đất tầm thấp
Độ cao
  • 500 kilômét
  • 310 dặm Anh 
Độ nghiêng quỹ đạo98,9 độ 
Khối lượng
  • 100 tấn
  • 220.000 pound 
Thể tích
  • 1.000 mét khối
  • 35.000 foot khối 
Tải đến Mặt Trăng
Khối lượng
  • 100 tấn
  • 220.000 pound 
Thể tích
  • 1.000 mét khối
  • 35.000 foot khối 
Tải đến Sao Hỏa
Khối lượng
  • 100 tấn
  • 220.000 pound 
Thể tích
  • 1.000 mét khối
  • 35.000 foot khối 
Chạy bởi
  • Raptor (3)
  • Raptor Vacuum (3)