Sao_chổi_Caesar

Sao chổi Caesar[2] (mã đánh số C/-43 K1) – tên khác: Sao chổi lớn của năm 44 TCN – có lẽ là sao chổi nổi tiếng nhất của thời cổ đại. Sự xuất hiện trong bảy ngày của nó đã được người La Mã giải thích như là một dấu hiệu cho sự phong thần của nhà độc tài vừa bị ám sát trong năm đó, Julius Caesar (100–44 TCN).[3]Sao chổi Caesar là một trong năm sao chổi được biết đến là có cấp sao tuyệt đối là số âm (đối với một sao chổi, điều này nói đến cấp sao tuyệt đối với điều kiện sao chổi được quan sát ở khoảng cách 1 AU từ cả Trái Đất và Mặt Trời[4]) và có thể đã là ngôi sao chổi ban ngày sáng nhất trong lịch sử từng được ghi lại.[5] Sao chổi này không lặp lại và có lẽ đã tan rã.[cần dẫn nguồn] Giải pháp quỹ đạo parabol ước lượng rằng sao chổi này hiện tại đã ở khoảng cách 800 AU (120 tỷ km) tính từ Mặt Trời.[6]

Sao_chổi_Caesar

Lần cận nhất kế tiếp Ejection trajectory
Điểm cận nhật 0.224 AU
Độ lệch tâm 1.0 (giả thuyết)
Tên gọi khác Sao chổi Caesar, Sidus lulium "Sao Julian", Caesaris astrum "Sao Caesar", C/-43 K1, Sao chổi lớn năm 44TCN
Lần cận nhật gần nhất 25 tháng 5, 43TCN[1]
Độ nghiêng 110°
Phát hiện bởi Không rõ
Ngày phát hiện 18 tháng 5 44 TCN

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_chổi_Caesar http://articles.adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-iar... http://ssd.jpl.nasa.gov/horizons.cgi?find_body=1&b... http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=-43K1 http://www.minorplanetcenter.net/iau/Ephemerides/C... http://www.gutenberg.org/cache/epub/6386/pg6386.ht... //en.wikipedia.org/wiki/London //en.wikipedia.org/wiki/Metamorphoses //en.wikipedia.org/wiki/Michael_Grant_(author) //en.wikipedia.org/wiki/Naturalis_Historia //en.wikipedia.org/wiki/Pliny_the_Elder