Quân_chủ_Đan_Mạch

Chế độ quân chủ của Đan Mạch là một chế độ chính trị đang hiện hành theo Hiến pháp và có hệ thống tổ chức ở Vương quốc Đan Mạch. Lãnh thổ của Đan Mạch hiện nay không chỉ bao gồm chính quốc (tức Đan Mạch), mà còn thêm các khu tự trị như Greenland và Quần đảo Faroe. Chế độ quân chủ hiện tại của Đan Mạch được đại diện bởi Nữ hoàng Margrethe II, người kế thừa ngôi vua Đan Mạch hợp pháp sau khi vua cha Frederik IX băng hà ngày 14 tháng 1 năm 1972. Theo truyền thống, tên "ngai vua" (regnal names) ở Đan Mạch được cấu trúc theo cố định là: tên niên hiệu vua + tôn giáo (cụ thể là "Ki-tô giáo"). Nữ hoàng cai trị hiện nay ở nước này là một tín đồ Thiên Chúa (hay Ki-tô hữu), người kế thừa trong tương lại sẽ là Thái tử Frederik.Chế độ quân chủ Đan Mạch hoạt động chủ yếu theo Hiến pháp, trong đó vua được gọi là "Konge" [1](quốc vương). Vua sẽ thực hiện các công việc về nghi lễ, ngoại giao và các việc khác; còn các việc quan trọng liên quan đến điều hành quốc gia sẽ do Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm, vua giữ vai trò cố vấn và bị giới hạn một số quyền nhất định[2]. Các quốc vương Đan Mạch không tham gia đảng phái nào, nhưng có quyền quyết định bổ nhiệm Thủ tướng và nội các mới.Vương quốc Đan Mạch được thống nhất vào thế kỷ X bởi quốc vương người Viking là Gorm "Già" và con trai kế vị Harald I Bluetooth, phát triển mạnh và duy trì ở một thời gian rất lâu[3] (thế kỷ X - hiện nay). Nguyên tắc bầu chọn quốc vương lúc đầu là "tự chọn" người có tài đức lên kế vị, trường hợp cha truyền - con nối ít xảy ra. Chế độ cha truyền - con nối chính thức xác lập thời Frederick III (thế kỷ XVII), khi ông băng hà, truyền ngôi cho con mà không "tự chọn" như các vua trước. Việc xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Đan Mạch chính thức xuất hiện sau bão táp cách mạng năm 1848, khi Hiến pháp Đan Mạch được soạn thảo và ban hành năm 1849. Hiến pháp quy định, quốc vương chỉ có quyền về nghi lễ, tôn giáo (và một số việc khác), các viec liên quan tới chính trị và quản lý đất nước sẽ giao cho Quốc hội. Các dòng hoàng gia Đức như Schleswig-Holstein, Na-uy và Hy Lạp gia nhập vào dòng quân chủ Đan Mạch Oldenburg, làm Vua mất quyền chuyên chế, mà phải chia sẻ cho nhiều lực lượng khác nhau trong triều đình. Hiện tại, Nữ hoàng Margrethe II đã trở thành nữ quốc vương thứ hai của Đan Mạch sau tổ phụ Margrethe I, người cai trị các nước Scandinavian trong 1375-1412, trong Liên minh Kalmar.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa