Phân_họ_Vịt_lặn
Phân_họ_Vịt_lặn

Phân_họ_Vịt_lặn

Phân họ Vịt lặn (danh pháp khoa học: Aythyinae) là một phân họ trong họ Vịt (Anatidae) chứa khoảng 15 loài vịt lặn còn sinh tồn, nói chung gọi là vịt đầu nâu/đen hay vịt bãi/vịt biển[1]. Chúng là một phần của họ đa dạng chứa các loài vịt, ngỗng, thiên nga v.v.Các loài vịt lặn trong bài này được đặt trong một phân họ khác biệt. Trong khi về mặt hình thái thì chúng gần giống như các loài vịt thật sự[2], tuy nhiên giữa chúng có các khác biệt rõ nét, chẳng hạn như cấu trúc của khí quản. Các trình tự dữ liệu mtDNA cytochrome bNADH dehydrogenaza[3] chỉ ra rằng hai nhóm vịt thật sự và vịt lặn là tương đối xa nhau, sự giống nhau bề ngoài chỉ là do tiến hóa hội tụ.Theo kiểu khác [4], nhóm vịt lặn được coi là một tông với danh pháp Aythyini trong phân họ Anatidae nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các loài thủy điểu dạng vịt, ngoại trừ nhóm le nâu.Các loài vịt biển nói chung hay tìm thấy ở các vùng duyên hải, chẳng hạn như vịt đuôi dài, vịt scoter, vịt mắt vàngvịt nhung, đôi khi cũng được gọi một cách dân dã là vịt lặn tại Bắc Mỹ do chúng cũng tìm kiếm thức ăn bằng cách lặn; nhưng phân họ chứa chúng (Merginae) là rất khác biệt.Mặc dù nhóm này có phân bố toàn cầu, nhưng phần lớn các thành viên là bản địa của Bắc bán cầu và nó bao gồm một số loài vịt khá quen thuộc ở Bắc bán cầu.Nhóm này được gọi là vịt lặn do các thành viên của nó kiếm ăn chủ yếu bằng cách lặn, mặc dù trên thực tế thì các loài chi Netta ít khi lặn và chủ yếu kiếm ăn giống như vịt thật sự.Những loài vịt này sống thành bầy, chủ yếu tại các vùng nước ngọt ven cửa sông, mặc dù vịt bãi lớn sinh sống ngoài biển trong mùa đông ở phương Bắc. Chúng bay khỏe; các cánh rộng và tù đầu đòi hỏi những cú đập cánh nhanh hơn so với ở nhiều loài vịt khác và chúng hơi khó bay lên. Các loài ở phía bắc có xu hướng di trú còn các loài ở phía nam thì không di trú mặc dù vịt đầu cứng vượt qua những khoảng cách dài. Các loài vịt lặn đi lại không tốt trên đất liền như vịt thật sự; các chân của chúng có xu hướng lui về phía sau của cơ thể để giúp chúng tạo lực đẩy khi ở dưới nước.