Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal
Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal

Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal

Phong trào ngôn ngữ Bengal là một phong trào chính trị tại Đông Bengal (nay là Bangladesh) chủ trương công nhận tiếng Bengal là một ngôn ngữ chính thức của Quốc gia tự trị Pakistan để ngôn ngữ này được phép sử dụng trong công vụ, tiếp tục được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy, sử dụng trong truyền thông, tiền tệ và tem, và để duy trì cách viết bằng chữ cái Bengal.Quốc gia tự trị Pakistan được thành lập sau Ấn Độ phân ly năm 1947, với nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ khác biệt, về phương diện địa lý thì tỉnh Đông Bengal (năm 1956 được đổi thành Đông Pakistan) không tiếp giáp với phần còn lại của quốc gia và có cư dân chủ yếu là người Bengal. Năm 1948, Chính phủ Quốc gia tự trị Pakistan quy định Urdu là ngôn ngữ quốc gia duy nhất, gây kháng nghị rộng khắp trong cộng đồng nói tiếng Bengal chiếm đa số tại Đông Bengal. Đối diện với căng thẳng bè phái và bất mãn quần chúng gia tăng do luật mới, chính phủ cấm chỉ các cuộc tụ tập công cộng và tập hợp. Các sinh viên của Đại học Dhaka và các nhà hoạt động chính trị khác bất tuân pháp luật và tổ chức một cuộc kháng nghị vào ngày 21 tháng 2 năm 1952. Phong trào đạt đỉnh khi cảnh sát hạ sát sinh viên tuần hành vào ngày này. Các trường hợp tử vong gây bất ổn dân sự trên quy mô lớn. Sau nhiều năm xung đột, chính phủ trung ương nhượng bộ và trao địa vị chính thức cho tiếng Bengal vào năm 1956. Năm 1999, UNESCO tuyên bố ngày 21 tháng 2 là Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế,[1] nhằm thể hiện tưởng niệm Phong trào ngôn ngữ Bengal và quyền dân tộc-ngôn ngữ của nhân dân toàn cầu.Phong trào ngôn ngữ Bengal là xúc tác cho sự khẳng định bản sắc dân tộc Bengal tại Đông Bengal và sau là Đông Pakistan, và trở thành một điềm báo trước cho phong trào dân tộc chủ nghĩa Bengal, gồm Phong trào 6 Điểm và sau đó là Chiến tranh giải phóng Bangladesh năm 1971. Tại Bangladesh, ngày 21 tháng 2 là ngày Phong trào ngôn ngữ, một ngày nghỉ quốc gia. Tượng đài Shaheed được xây dựng gần Học viện Y tế Dhaka nhằm kỷ niệm phong trào và các nạn nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal http://banglapedia.search.com.bd/HT/B_0134.htm http://banglapedia.search.com.bd/HT/N_0081.htm http://www.pmo.gov.bd/21february/imld_back.htm http://www.discoverybangladesh.com/history.html http://books.google.com/?id=h8PNEOZRRt8C&printsec=... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/Arti... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/beng... http://www.telegraphindia.com/1080520/jsp/jharkhan... http://www.therepublicofrumi.com/chronicle/1954.ht... http://www.virtualbangladesh.com/history/ekushe.ht...