Parafin
Parafin

Parafin

Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacbon dạng ankan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Parafin được Carl Reichenbach phát hiện ra trong thế kỷ 19.[2][3][4][5][6][7]Đây là loại nhiên liệu mà tiếng Anh-Mỹ gọi là kerosene (dầu hỏa) thì trong tiếng Anh-Anh, cũng như trong phần lớn các phiên bản tiếng Anh của Khối thịnh vượng chung Anh, được gọi là paraffin oil (hay paraffin), còn dạng rắn của parafin được gọi là paraffin wax (sáp parafin).Parafin là tên gọi kỹ thuật cho ankan nói chung, nhưng trong phần lớn các trường hợp nó được dùng để chỉ các ankan mạch thẳng hay ankan thường, trong khi các ankan mạch nhánh, hay isoankan được gọi là isoparafin. So sánh thêm với olefin. (tiếng Latinh: parum (= yếu, kém, thiếu) + affinis với ý nghĩa ở đây là "thiếu ái lực", hay "thiếu khả năng phản ứng") (xem thêm ankan).Trong bài này parafin được hiểu theo nghĩa thứ nhất.

Parafin

Số CAS 8002-74-2
Điểm sôi > 370 °C (698 °F)
Công thức phân tử CnH2n+2
Khối lượng riêng ~0.90 g/cm3[1]
Điểm nóng chảy 37 °C (310 K; 99 °F)
Độ hòa tan trong nước ~1 mg/L[1]
Bề ngoài chất rắn màu trắng[1]
Mùi Không mùi[1]