Nền_cổ
Nền_cổ

Nền_cổ

Một nền cổ hay một craton (trong tiếng Hy Lạp gọi là κρἀτος/kratos nghĩa là "sức bền") là phần cổ và ổn định của lớp vỏ lục địa đã tồn tại qua các lần sáp nhập và chia tách các lục địasiêu lục địa trong ít nhất là 500 triệu năm. Một số nền cổ có niên đại trên 2 tỷ năm. Các nền cổ nói chung được tìm thấy trong các phần sâu bên trong của các lục địa và được hợp thành một cách đặc trưng từ lớp vỏ móng kết tinh chứa các dạng đá lửa felsic nhẹ, chẳng hạn như granit. Chúng có lớp vỏ dày và gốc rễ sâu, kéo dài tới tận lớp phủ Trái Đất phía dưới, tới độ sâu 200 km.Thuật ngữ nền cổ được sử dụng để phân biệt phần bên trong ổn định của lớp vỏ lục địa với những khu vực có tính linh động hơn như các vùng lõm địa máng, là các dải thẳng của tích lũy trầm tích phải lún hay oằn xuống. Các nền cổ trung tâm rộng lớn của các lục địa có thể gồm có cả các khiên lẫn các nền và móng kết tinh. Một khiên là phần của nền cổ trong đó các loại đá móng (thường là Tiền Cambri) trồi lên một cách rộng khắp tại bề mặt. Ngược lại, nền của một móng bị các lớp trầm tích theo phương ngang hay gần ngang đè lên trên.Từ craton lần đầu tiên được nhà địa chất người Đức là L. Kober đề xuất năm 1921 như là "kratogen", để nói tới các nền lục địa ổn định, và "orogen" như là thuật ngữ để chỉ núi hay các đai kiến tạo sơn. Các tác giả sau này đã lược ngắn lại thuật ngữ này thành kraton và rồi thành craton.