Điện Năng_lượng_ở_Nhật_Bản

Bản đồ của mạng lưới phân phối điện tại Nhật Bản, cho thấy có sự không phù hợp giữa các hệ thống ở các khu vực khác nhau.Trạm đổi tần số Sakuma

Trong năm 2008, Nhật bản xếp hạng ba trên thế giới về sản xuất điện, chỉ sau MỹTrung Quốc, với 1025 TWh sản xuất trong năm đó.[12]

Tính trên điện năng mỗi đầu người tiêu thụ, một người dân Nhật trung bình tiêu thụ 8,459 kWh trong năm 2004 so với mức trung bình đầu người 14,240 kWh của người Mỹ. Theo đó Nhật Bản xếp hạng 18 về tiêu thụ điện giữa các quốc gia trên thế giới. Mức tiêu thụ điện năng trên đầu người tại Nhật tăng 21.8% từ năm 1990 đến năm 2004.[13]

Nhật bản có tổng công suất sản xuất điện tối đa trong năm 2010 là 282 GW, lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau các thiệt hại do trận động đất năm 2011, năng lực sản xuất điện được ước tính chỉ còn khoảng 243 GW vào giữa năm 2011.[2]  Nhật là một trong những nước sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm vị trí thứ tư sau Đức, Ý, và Trung Quốc. Với 53 lò phản ứng phát điện hạt nhân hoạt động trong năm 2009, năm đó Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ (104 lò phản ứng) và Pháp (59).[14]Gần một phần tư (24.93%) lượng điện được sản xuất từ các nhà máy hạt nhân, so với 76.18% của Pháp và 19.66% của Hoa Kỳ.[15] Tuy nhiên, sau Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 và sau sự cố nhà máy điện Fukushima I, tất cả các nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động vào tháng 5 năm 2012 và Nhà máy điện hạt nhân Ōi đã được khởi động lại trong tháng 6 năm 2012. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2015[16] và 1 tháng 11 năm 2015, hai lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện hạt nhân Sendai cũng đã được khởi động lại.[17][18][19]

Kể từ khi thảm họa Fukushima xảy ra, nhiều chính sách đã được thực hiện nhanh chóng nhằm tự do hóa thị trường cung cấp điện.[20][21] Trong tháng 4 năm 2016 cá nhân trong nước và khách hàng doanh nghiệp nhỏ có thể chọn lựa nguồn cung cấp điện từ hơn 250 nhà cung cấp là các công ty bán điện. Ngoài ra, kinh doanh điện bán buôn trên Sàn giao dịch Điện lực Nhật Bản đã được khuyến khích.[22][23]

Điện lưới quốc gia

Không giống như hầu hết các nước công nghiệp khác, Nhật Bản không có điện lưới quốc gia duy nhất, mà có lưới điện phía đông và phía tây riêng biệt. Các điện áp tiêu chuẩn tại các cửa hàng điện là 100V, nhưng các lưới điện hoạt động ở tần số khác nhau: 50Hz ở Đông Nhật Bản và 60Hz ở Tây Nhật Bản.[24]Các lưới được kết nối với nhau bằng 3 trạm biến đổi tần số (Higashi-Shimizu, Shin Shinano và Sakuma), nhưng các trạm trên chỉ có thể xử lý 1 GW.[25] Một trạm biến đổi tần số khác ở Minami-Fukumitsu. 2011 Tohoku trận động đất và sóng thần dẫn đến 11 lò phản ứng đóng cửa với lượng điện năng mất đi là 9.7GW.[25] Ba trạm biến đổi trên không có khả năng chuyển đủ điện từ hệ thống điện phía tây của Nhật Bản sang để giúp đỡ lưới điện phía đông.

Hai lưới điện ban đầu được các công ty khác nhau phát triển một cách độc lập. Tokyo Electric Light Co được thành lập vào năm 1883 và đã thiết lập hệ thống điện tại Nhật Bản. Năm 1885 nhu cầu điện đã phát triển đủ để TELCO đã mua thiết bị sản xuất điện từ AEG của Đức.[25] Điều tương tự cũng xảy ra ở phần phía tây của Nhật Bản với General Electric là nhà cung cấp cho công ty Osaka Electric Lamp.[25] Các thiết bị của GE sử dụng tiêu chuẩn Mỹ 60 Hz trong khi thiết bị AEG sử dụng tiêu chuẩn châu Âu là 50 Hz.[25]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năng_lượng_ở_Nhật_Bản http://205.254.135.7/EMEU/cabs/Japan/pdf.pdf http://www.bangkokpost.com/news/world/329475/most-... http://eddiesblogonenergyandphysics.blogspot.com/2... http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-03-28/... http://www.bp.com/liveassets/bp_internet/globalbp/... http://www.computerworld.com/s/article/9214758/A_l... http://www.eurotechnology.com/japan-energy/japans-... http://www.ft.com/cms/s/0/bf0affbc-7d5f-11e1-bfa5-... http://www.ft.com/intl/cms/s/bf0affbc-7d5f-11e1-bf... http://www.japan-guide.com/e/e2225.html