Nhóm_ngôn_ngữ_Kho-Bwa

Nhóm ngôn ngữ Kho-BwaNhóm ngôn ngữ Kho-Bwa, còn gọi là nhóm ngôn ngữ BugunKameng, là một nhóm ngôn ngữ nhỏ ở Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ. Cái tên Kho-Bwa do George van Driem (2001) đặt ra, ghép từ *kho ("nước") và *bwa ("lửa"). Blench (2011) đề xuất cái tên Kameng, lấy theo vùng sông Kameng của Arunachal Pradesh, và Bugun–Mey, theo tên hai ngôn ngữ trong nhóm. Anderson (2014)[2] gọi Kho-Bwa là Kameng Đông Bắc.Cả Van Driem và Blench đều đặt tiếng Bugun (còn gọi là Khowa), tiếng Mey (còn gọi là Sherdukpen), và tiếng Lishpa (còn gọi là Lish) vào nhóm Kho-Bwa. Tiếng Puroik (còn gọi là Sulung) được Van Driem xếp vào Kho-Bwa song lại được Blench coi là một ngôn ngữ tách biệt không liên quan đến nhóm "Kameng".Trước đây, có lệ đặt nhóm Kho-Bwa vào ngữ tộc Tạng-Miến, và đúng là các ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Hán-Tạng xung quanh, song điều này không nhất thiết chứng minh cho sự gắn kết về phát sinh mà có lẽ đơn giản chỉ cho thấy ảnh hưởng khu vực.[3]Abraham và đồng nghiệp (2018) đã góp phần thu thập từ vựng và nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội của các ngôn ngữ Kho-Bwa.