Nhà_chọc_trời
Nhà_chọc_trời

Nhà_chọc_trời

Một nhà chọc trời, còn gọi là nhà siêu cao tầng, là một công trình kiến trúc cao tầng, bao gồm những tầng nhà được xây dựng liên tiếp và thường được sử dụng cho mục đích thương mạivăn phòng. Trên thực tế không có một định nghĩa chính thức hoặc chiều cao tiêu chuẩn cho một nhà chọc trời. Nét đặc trưng của nhà chọc trời là kết cấu khung sườn chịu lực bằng thép, sử dụng dạng hệ vách (tiếng Anh: curtain-wall) chứ không dùng tường chịu lực (tiếng Anh: load-bearing wall) theo truyền thống. Hầu hết những nhà chọc trời đều sử dụng khung sườn thép cho phép công trình đạt được chiều cao tối đa lớn hơn so với các công trình sử dụng kết cấu bê tông cốt thép. Tường của nhà chọc trời không đóng vai trò chịu lực, người ta thay thế tường gạch truyền thống bằng các khung cửa sổ rất lớn bằng kính. Tuy vậy một số nhà chọc trời vẫn có thể được che chắn bởi cả tường và cửa sổ như truyền thống.Sau cuộc đại khủng hoảng, việc xây dựng những toà nhà chọc trời bị ngừng lại. Từ thập niên 60, kỹ sư Fazlur Rahman Khan đã làm hồi sinh nhà chọc trời bằng phương pháp xây dựng theo Ống (cấu trúc). Kĩ thuật xây dựng này giúp kết cấu công trình trở nên chắc chắn và có hiệu suất sử dụng cao hơn: kim loại được sử dụng ít hơn (giúp giảm chi phí) nhưng vẫn cho phép công trình cao hơn; số lượng cột chống cũng ít hơn giúp tăng diện tích sử dụng mặt bằng cho các tầng; cho phép thiết kế công trình theo nhiều hình dáng đặc biệt. Hệ thống kết cấu này đã trở thành nền tảng cho việc thiết kế và xây dựng nhà cao tầng và nhà chọc trời ngày nay còn bản thân Fazlur Rahman Khan được coi như « Einstein của ngành kĩ thuật công trình ».[1][2][3][4][5] Khan và phát minh của ông trở thành biểu tượng trong cả hai ngành kiến trúckỹ thuật công trình.[6]Ngày nay, nhờ vào tỉ lệ cao giữa mặt bằng cho thuê trên một đơn vị diện tích, những toà nhà chọc trời thường được đặt ở những khu đất đắt đỏ, như ở trung tâm của những thành phố lớn. Chúng được xây dựng không chỉ vì mục đích kinh tế, mà còn được xem như biểu tượng về sức mạnh kinh tế của mỗi thành phố, giống như vai trò của những ngôi đền hoặc cung điện, lâu đài trong quá khứ. Trong một số trường hợp đặc biệt, chiều cao của một toà nhà chọc trời được lựa chọn không chỉ xuất phát từ nhu cầu sử dụng mà còn nhằm làm nổi bật nét đặc sắc và giúp quảng bá hình ảnh và sức mạnh của thành phố.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_chọc_trời http://books.google.com.bd/books?id=rF1IFsQ0wdcC&p... http://www.allaboutskyscrapers.com http://magicalhystorytour.blogspot.com/2010/08/sky... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/547956/s... http://www.burjdubaiskyscraper.com http://www.constructionweekonline.com/article-1088... http://www.constructionweekonline.com/article-9180... http://buildings.emporis.com http://www.emporis.com http://bbs.keyhole.com/ubb/showthreaded.php?Cat=0&...