Ngữ_hệ_Pama–Nyungar
Ngữ_hệ_Pama–Nyungar

Ngữ_hệ_Pama–Nyungar

Ngữ hệ Pama–Nyungarngữ hệ bản địa Úc phổ biến rộng rãi nhất,[2] gồm khoảng 300 ngôn ngữ. Cái tên "Pama–Nyungar" xuất phát từ tên hai phân nhóm cách xa nhau nhất, nhóm ngôn ngữ Pama tại đông bắc Úc và nhóm ngôn ngữ Nyungar tại tây nam Úc. Cả hai từ pama và nyungar đều có nghĩa là "đàn ông".Những ngữ hệ bản địa khác, nhỏ hơn tại Úc có khi được gọi chung là ngôn ngữ phi Pama–Nyungar, dù đây không phải một thuật ngữ phân loại hợp lệ. Ngữ hệ Pama–Nyungar phân bố gần như khắp Úc, với lượng người nói đông nhất và số lượng ngôn ngữ lớn nhất. Đa số ngôn ngữ Pama–Nyungar được nói bởi những nhóm dân tộc nhỏ với chỉ vài trăm người nói hoặc ít hơn. Nhiều ngôn ngữ, tuy không phải tất cả, được xem là đang bị đe dọa, và số khác thì đã biến mất gần đây.Hệ Pama–Nyungar được xác định và đặt tên bởi nhà ngôn ngữ học Kenneth L. Hale, trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ bản địa Úc của ông. Hệ Pama–Nyungar đã phát triển và lan rộng ra khắp Úc, trong khi những hệ khác tập trung tại phần bờ Bắc.

Ngữ_hệ_Pama–Nyungar

Phân bốđịa lý Đa phần nước Úc lục địa, ngoại trừ phần phía bắc Lãnh thổ Bắc ÚcTây Úc
Phân loại ngôn ngữ học Macro-Pama–Nyungar
Ngôn ngữ con:
  • và những ngôn ngữ chưa phân loại khác
Glottolog: pama1250[1]
Ngôn ngữ nguyên thủy: Pama–Nyungar nguyên thủy