Người_bán_hàng_rong
Người_bán_hàng_rong

Người_bán_hàng_rong

Người bán hàng rong, hay còn gọi là người bán rong, người bán dạo,[1] là người bán hàng hóa dễ vận chuyển; thuật ngữ này đại khái là đồng nghĩa với gánh hàng rong (khác biệt nhỏ: gánh hàng rong được coi là di chuyển liên tục, còn người bán hàng rong có thể di chuyển hoặc không) hoặc lái buôn rau quả. Ở hầu hết những nơi sử dụng từ này (thường là ở chợ) thì người bán hàng rong sẽ bán những mặt hàng giá rẻ, hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đồ ăn. Dù là bán cố định hay lưu động thì họ thường quảng cáo bằng tiếng rao lớn hoặc nhịp điệu đều đều và bông đùa với khách hàng, nhằm thu hút sự chú ý và tăng được doanh số. Khi đi cùng việc trưng bày giới thiệu mặt hàng hoặc giải thích cặn kẽ, chi tiết về sản phẩm thì người bán hàng rong đôi khi giống như một người giới thiệu sản phẩm hay người bán quán vỉa hè (ở Mỹ gọi là pitchman).Hai thuật ngữ gánh hàng rong và người bán hàng rong thì thường được sử dụng với cùng một nghĩa. Nhà bình luận xã hội Henry Mayhew từng viết "Trong khi càng về thời kỳ xa xưa của thương nghiệp và tiếp đến ở nước Anh, thì đó là thời đại của người bán rong hay gánh hàng rong" và ông còn chú thích rằng "người bán hàng rong giao dịch buôn bán, ở thời cổ đại, trong lĩnh vực hàng dệt nhiều hơn bất kỳ sản phẩm nào khác." Vài đoạn trong tác phẩm của mình, Mayhew phân loại người bán rong, người bán thách và gánh hàng rong vào một nhóm đơn lẻ những người bán hàng lưu động và tự xác nhận là ông ấy không thể chỉ ra được sự khác biệt giữa một người bán hàng rong và một người bán thách. Mayhew ước tính số gánh hàng rong đã có giấy phép đăng ký vào năm 1861 là khoảng 14.038 ở nước Anh, 624 ở xứ Wales và 2.561 ở Scotland.[2]