Nghệ_thuật_môi_trường

Nghệ thuật môi trường là một loạt những hoạt động nghệ thuật từ cách tiếp cận tự nhiên trước kia cho đến các tác phẩm có động cơ sinh thái và chính trị gần đây.[1] Nghệ thuật môi trường phát triển vượt khỏi các phạm vi chính thống, sử dụng đất đai làm nguyên liệu điêu khắc, hướng tới mối quan hệ sâu sắc hơn với hệ thống, quá trình và hiện tượng tự nhiên trong các vấn đề xã hội. Các hướng tiếp cận tích hợp xã hội–sinh thái được phát triển như một lập trường đạo đức, phục hồi môi trường đã nổi lên vào thập niên 1990.[2][3][4] Trong mười năm qua, nghệ thuật môi trường đã trở thành tâm điểm triển lãm trên khắp thế giới khi khía cạnh văn hóa xã hội của biến đổi khí hậu được đặt lên hàng đầu.Thuật ngữ "nghệ thuật môi trường" thường bao hàm "nghệ thuật sinh thái" (ecoart) nhưng không chỉ bó hẹp cụ thể trong đó.[5] Nó chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm nổi bật sự kết nối người nghệ sĩ với tự nhiên.[1] Khái niệm này được hiểu rõ nhất trong Nghệ thuật Trái Đất và bộ môn Ecoart đang hình thành phát triển. Lĩnh vực nghệ thuật này có tính liên ngành với thực tế rằng các nghệ sĩ môi trường lấy ý tưởng từ khoa học và triết học. Phương thức thể hiện bao gồm phương tiện truyền thống hoặc tân thời, và các hình thức xã hội độc đáo của tác phẩm. Điều kiện cảnh quan môi trường từ nông thôn đến đô thị đều có thể đưa vào tác phẩm.Khái niệm này đưa khán giả cùng tham gia vào không gian nghệ thuật trong sự hòa quyện môi trường với đối tượng nghệ thuật. Xu hướng chung là tìm cách phá vỡ cách thức thể hiện truyền thống của nghệ thuật tách biệt khỏi cuộc sống, nhằm tạo ra các đối tượng nghệ thuật mang tính tự nhiên phỏng theo môi trường thực tế. Khán giả cũng hòa mình vào tác phẩm.[6][7] Môi trường thường được sử dụng trong nghệ thuật đại chúng.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghệ_thuật_môi_trường http://www.artesmagazine.com/2010/11/the-landscape... http://avivarahmani.com/artistInfo/avivarah/biblio... http://ija.cgpublisher.com/product/pub.85/prod.748 http://inhabitat.com/ralf-sanders-world-saving-mac... http://lindaweintraub.com/blog/item/untangling-eco... http://tonypriceatomicartist.com/atomicart6.html http://www.towntopics.com/wordpress/2013/09/04/dia... http://www.hyperzine.de/files/downloads/hyle/files... http://environment.arizona.edu/files/env/Thornes%2... http://plastik.univ-paris1.fr/la-pratique-de-lart-...