Mô_hình_Ramsey-Cass-Koopmans

Mô hình Ramsey- Cass- Koopmans hay còn gọi là mô hình tăng trưởng Ramsey, là một mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển được dựa trên kết quả nghiên cứu của Frank P. Ramsey,[1] cùng với sự mở rộng quan trọng của David CassTjalling Koopmans[2][3]. Mô hình Ramsey khác với mô hình Solow- Swan trong lựa chọn tiêu dùng được xác định cụ thể tại từng thời điểm và giúp nội biến tỉ lệ tiết kiệm. Từ đó, khác với mô hình Solow- Swan, tỉ lệ tiết kiệm có thể không phải là một hằng số trong suốt quá trình chuyển đổi đến trạng thái ổn định lâu dài. Hơn nữa, một kết quả khác của mô hình Ramsey chính là việc mô hình đưa ra kết quả dạng tối ưu Pareto hoặc hiệu quả Pareto.Ban đầu, Ramsey đặt mô hình dưới dạng một vấn đề trọng tâm trong việc tối đa hóa các cấp độ tiêu dùng qua các đời kế tiếp.[4] Sau đó, phải đến khi được phát triển bởi Cass và Koopmans, mô hình mới miêu tả một cách đầy đủ về một nền kinh tế năng động và phân cấp. Mô hình Ramsey- Cass- Koopmans chỉ được dùng để giải thích sự phát triển kinh tế dài hạn, hơn là phân tích các biến động của chu kỳ kinh doanh và cũng không bao gồm bất cứ nguyên nhân gây rối loạn như sự bất hoàn hảo của thị trường, sự bất đồng của các hộ gia đình cũng như bất kỳ các chấn động ngoại sinh khác. Các nhà nghiên cứu sau đó đã mở rộng mô hình, cho phép xét đến các yếu tố khác như chi tiêu chính phủ (government purchases), các biến việc làm cũng như các nguồn nhiễu loạn khác, hình thành nên lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực. 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mô_hình_Ramsey-Cass-Koopmans //books.google.com/books?id=8SHtW0BCK2AC&pg=PA145 //books.google.com/books?id=B4MG8XzM3qYC&pg=PA256 //books.google.com/books?id=DsPH5fWNdrsC&pg=PA287 //books.google.com/books?id=EpZzFRa3exgC&pg=PA101 //books.google.com/books?id=jD3ASoSQJ-AC&pg=PA85 //books.google.com/books?id=j_zs7htz9moC&pg=PA37 //books.google.com/books?id=mByEBAAAQBAJ&pg=PA353 //www.jstor.org/stable/1812790 //www.jstor.org/stable/2224098 //www.jstor.org/stable/2295827