Mysterium_Cosmographicum
Mysterium_Cosmographicum

Mysterium_Cosmographicum

Mysterium Cosmographicum (nghĩa là Bí ẩn của vũ trụ học, cũng được dịch sang là Bí ẩn vũ trụ, Bí ẩn của thế giới hoặc vài biến thể khác) là một tác phẩm thiên văn học của nhà thiên văn người Đức Johannes Kepler. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1596, tại Tübingen, sau đó được chỉnh sửa và xuất bản lại vào năm 1621. Tiêu đề đầy đủ của cuốn sách là "Prodromus dissertationum cosmographicarum, continens mysterium cosmographicum, de admirabili proportione orbium coelestium, de que causis coelorum numeri, magnitudinis, motuumque periodicorum genuinis & proprijs, demonstratum, per quinque regularia corpora geometrica" (dịch ra có nghĩa là "Tiền nhân của các tiểu luận vũ trụ học, thứ bao gồm bí mật của vũ trụ; về tỷ lệ kỳ diệu của các quả cầu vũ trụ, và về những lý do đúng đắn và cụ thể của con số, hấp dẫn, những chuyển động theo thời kỳ của thiên đường; được tao ra bởi ý nghĩa của năm khối đa diện hình học thông thường"). Trong tác phẩm này, Kepler đã đề xuất những mối quan hệ khoảng cách giữa 6 hành tinh được biết đến vào thời điểm đó có thể được hiểu trong khái niệm của các khối đa diện Platon, đi kèm với một quả cầu đại diện cho quỹ đạo của Thổ tinh.Cuốn sách giải thích về lý thuyết vũ trụ học của Kepler, dựa trên hệ thống Copernicus, cùng với 5 khối đa diện thông thường của trường phái Pythagoras kiểm soát các cấu trúc của vũ trụ và phản chiếu kế hoạch của Chúa thông qua hình học. Tác phẩm của Kepler là nỗ lực đầu tiên sau thời đại của Nikolaus Copernicus để chứng minh rằng thuyết nhật tâm về vật lý là đúng.[1] Theo những gì Kepler nói trong cuốn sách này, tỷ lệ đã gây được sự chú ý của ông một cách tình cờ khi ông có thể hiện tính toán về tỷ lệ giữa một đường tròn và một đường tròn được tạo bởi một vòng tròn được ghi lên. Từ điều đó, ông nhận ra rằng ông nhận được tỷ lệ giống nhau giữa quỹ đạo của Thổ tinh và Mộc tinh. Ông đã viết rằng: "Tôi tin rằng đó là bởi pháp lệnh thiêng liêng tôi có thể thu được bằng cơ hội mà trước đó tôi không thể nào chạm tới được bằng bất kỳ nỗ lực nào".[2] Nhưng sau khi thực hiện những tính toán xa hơn ông nhận ra rằng ông không thể sử dụng đa giác hai chiều để thể hiện cho tất cả các hành tinh mà thay vào đó ông phải sử dụng các hình đa diện Platon.