Lịch_sử_trang_phục
Lịch_sử_trang_phục

Lịch_sử_trang_phục

Việc nghiên cứu lịch sử của trang phục và chất liệu vải là việc theo dõi sự phát triển, sử dụng và sự sẵn có của quần áochất liệu vải trong lịch sử loài người. Quần áo và chất liệu vải phản ánh việc sử dụng các vật liệu và công nghệ có sẵn trong các nền văn minh khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Sự đa dạng và phân bố của quần áo và chất liệu vải trong một xã hội cho thấy phong tụcvăn hóa xã hội đó.Việc mặc quần áo là đặc điểm riêng của con người và là đặc điểm của hầu hết các xã hội loài người. Đàn ông và phụ nữ bắt đầu mặc quần áo sau kỷ Băng hà cuối cùng. Các nhà nhân chủng học tin rằng da động vật và thảm thực vật đã được sử dụng làm lớp phủ để bảo vệ con người khỏi lạnh, nóng và mưa, đặc biệt là khi con người di cư đến vùng khí hậu mới.Chất vải có thể được tạo nỉ hoặc quay chất xơ làm thành sợi và sau đó đan hoặc dệt để tạo thành vải, và hình thức này đã xuất hiện ở Trung Đông trong thời gian cuối thời kỳ đồ đá.[1] Từ thời cổ đại cho đến ngày nay, các phương pháp sản xuất chất vải đã liên tục phát triển, và những lựa chọn chất vải sẵn có đã ảnh hưởng đến cách con người mang theo người tài sản, cách mặc quần áo và cách trang trí xung quanh chỗ ở.[2]Các nguồn thông tin sẵn có để nghiên cứu quần áo và chất vải bao gồm các vật liệu còn sót lại được phát hiện qua khảo cổ học; bằng chứng của chất vải và việc sản xuất chúng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật; và các tài liệu liên quan đến sản xuất, thu mua, sử dụng và buôn bán vải, dụng cụ và hàng may mặc thành phẩm. Việc nghiên cứu của các học giả về lịch sử dệt may, đặc biệt là các giai đoạn trước của nó, là một phần của nghiên cứu văn hóa vật thể.