Logic_bậc_hai

Trong logictoán học, logic bậc hai là một sự mở rộng của logic bậc nhất (cái mà chính nó lại là một sự mở rộng của logic mệnh đề).[1] Logic bậc hai được mở rộng bằng lý thuyết hình thái và logic bậc cao.Logic bậc nhất chỉ lượng hóa các biến trong phạm vi các phần tử của miền diễn ngôn; logic bậc hai, thêm vào đó, lượng hóa cả các quan hệ. Ví dụ: câu bậc hai ∀ P ∀ x ( P x ∨ ¬ P x ) {\displaystyle \forall P\,\forall x(Px\lor \neg Px)} nói rằng với mọi công thức P và mọi phần tử x, Px đúng hoặc không-(Px) đúng (đây là nguyên tắc bivalence). Logic bậc hai cũng bao gồm phép lượng hóa các tập hợp, các hàm. Cả logic bậc nhất và bậc hai đều sử dụng khái niệm miền diễn ngôn (thường được gọi đơn giản là "miền" hoặc "vũ trụ"). Miền này là tập hợp trong đó các phần tử có thể được lượng hóa.