Kỹ_thuật_nhuộm_băng_G
Kỹ_thuật_nhuộm_băng_G

Kỹ_thuật_nhuộm_băng_G

Kỹ thuật nhuộm băng G là tên của phương pháp ứng dụng nhuộm Giemsa (IPA: /ˈɡiːmsə/) nhằm tạo ra kiểu nhân đồ gồm các nhiễm sắc thể đã đóng xoắn tối đa với những vệt (băng) màu đặc trưng, rất hữu ích để xác định cấu trúc các nhiễm sắc thể nói chung và bệnh di truyền nói riêng, nhờ hình ảnh có thể quan sát được dưới kính hiển vi.[1]Thuật ngữ này ở tiếng Anh viết là "G banding" hay "G-banding" hoặc "Giemsa banding".[2] Đây là một trong các kỹ thuật nhuộm trong nghiên cứu di truyền tế bào và đôi khi là tên gọi những băng (hay dải, vệt) trên nhiễm sắc thể sau khi đã nhuộm Giemsa. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của tế bào học để tạo ra một kiểu nhân (karyotype) có thể quan sát được nhiễm sắc thể bằng kính hiển vi sau khi đã nhuộm các nhiễm sắc thể ở trạng thái cô đặc nhất (thường là nhiễm sắc thể ở kỳ giữa) bằng thuốc nhuộm Giemsa.[3][4]Kỹ thuật này cũng như các băng G rất hữu ích để xác định cấu trúc, phân bố vùng của nhiễm sắc thể, từ đó góp phần định vị các lô-cut cũng như nhận biết các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (nếu có) trên nhiễm sắc thể của người mắc bệnh di truyền.[2][5] Dải G, dải G hoặc dải Giemsa là một kỹ thuật được sử dụng trong di truyền tế bào để tạo ra một karyotype có thể nhìn thấy được bằng cách nhuộm các nhiễm sắc thể cô đặc. Nó