Chuột Kiểm_soát_loài_gây_hại

Một trong những loài gặm nhấm gây hại là chuột. Nhiều loại bệnh do chuột gây ra kể trên đều chưa có vaccine phòng ngừa, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm kể là hạn chế các loài chuột

Vệ sinh

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là một trong những biện pháp đuổi chuột. Thường xuyên dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột, đặc biệt là những góc khuất hoặc các mảnh vụn thức ăn vương vãi cho chuột kiếm sống. Có thể dùng bẫy chuột được bày bán. Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột. Khi ngủ cần phải có mùng màn để đề phòng chuột cắn. Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác. Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh. Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ.

Sử dụng mùi

Sử dụng những cách diệt chuột an toàn như dùng tinh chất bạc hà hay dùng bạc hà khô treo ở những nơi chuột hay lui tới. Khi ngửi thấy mùi bạc hà chuột sẽ chạy mất, dùng bột quế hay tinh dầu quế để đuổi chuột[21]. Chuột ác cảm với giấm, với những cục bông tẩm giấm, có thể xua đuổi chuột ra khỏi nhà mình. Tạo ra những cục bông tẩm giấm là găng tay nilon (hoặc găng tay cao su), những viên bông gòn, giấm, một cái bát, phương pháp bông tẩm giấm này chỉ dùng để tránh chuột chứ không diệt được chuột[22]. Dùng khoai tây nghiền hoặc xi măng khô để làm mồi cho chuột ăn. Khi ăn phải khoai tây hoặc xi măng chuột sẽ bị khát nước. Khi gặp nước vào khoai tây hoặc xi măng sẽ nở ra trong dạ dạy chuột và chúng sẽ bị chết[21].

Nuôi mèo

Một con mèo đang bắt chuộtMột con mèo đang ăn thịt chuột

Một trong những phương pháp truyền thống là nuôi mèo vì mèo là thiên địch của chuột. Mèo phát ra một tín hiệu hóa học gây nên cảm giác sợ hãi ở chuột nhắt, chuột sẽ có phản ứng sợ hãi khi phát hiện ra một số loại protein đặc trưng có trong nước bọt của mèo. Các protein có tên Mup, tác động vào các tế bào trong một cơ quan cảm giác đặc biệt ở chuột nhắt gọi là cơ quan khứu giác ở vòm miệng. Cơ quan khứu giác ở vòm miệng chứa các tế bào thần kinh nhận biết các protein đó. Cơ quan này được nối với các vùng liên quan đến trí nhớ, cảm xúc, và giải phóng hoóc môn trong não bộ. Các tế bào thần kinh trong cơ quan khứu giác vòm miệng ở chuột nhắt cũng bị các tín hiệu hóa học từ loài săn mồi kích thích. Các protein đó khiến chuột có các biểu hiện sợ hãi như bất động hoặc nằm sát mặt đất khi chúng đánh hơi và thăm dò xung quanh[23].

Về tập tính, sở thích của mèo là bắt chuột. Mèo bắt chuột không ngừng nghỉ, bất kể ngày đêm. Một con mèo có thể bao quát được một vùng đất rộng cả ngàn mét vuông và mỗi năm có thể bắt sống trung bình 300-400 con chuột. Khi tiếp xúc với mèo, mỗi lần xuất hiện mèo, đàn chuột nhũn như chi chi, toàn thân run cầm cập, thậm chí đàn chuột quên cả ăn ngủ khi có chú mèo lượn lờ bên ngoài, 90% số chuột sảy thai, lưu thai kể cả khi có nhiều chuột đực nhưng chuột cái vẫn không mang thai do mèo không chỉ bắt chuột, giết chuột, mà vía của mèo còn khiến chuột khó mang thai, khó sinh sản. Do đó, khi vùng đất nào có nhiều mèo, thì có ít chuột, còn ít mèo, thì chuột hoành hành dữ dội, bất kể con người cố gắng diệt chuột như thế nào[24].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm_soát_loài_gây_hại http://www.cals.ncsu.edu/course/ent425/text19/tact... http://palimpsest.stanford.edu/bytopic/pest/ http://entomology.ifas.ufl.edu/pestalert/ //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14645467 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18944450 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/vi... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/10-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/12-ca... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/cach-... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/duoi-...