Khu_dự_trữ_sinh_quyển_Mũi_Cà_Mau
Khu_dự_trữ_sinh_quyển_Mũi_Cà_Mau

Khu_dự_trữ_sinh_quyển_Mũi_Cà_Mau

Tại kỳ họp thứ 21, Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB) trực thuộc Ủy ban UNESCO (diễn ra từ ngày 25 đến 29 tháng 5 năm 2009 tại Jeju, Hàn Quốc), đã chính thức đưa Cù Lao Chàm - Hội An (Quảng Nam) và Mũi Cà Mau (Cà Mau) vào danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây cũng là địa danh được công nhận là khu du lịch quốc giaKhu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.Ngày 2 tháng 11 năm 2019, tỉnh Cà Mau quyết định di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đến vị trí khác. Theo đó, biểu tượng con tàu sẽ di dời đến vị trí mới là khu vực đầu bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau. Nguyên nhân là vì tỉnh Cà Mau triển khai xây dựng một số công trình tại Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau như biểu tượng cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh...Các công trình này có cốt nền cao, trong khi đó biểu tượng con tàu đã xây dựng lâu, có cốt nền thấp, bị ngập khi triều cường dâng cao. Thêm vào đó, hiện bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau đã được xây dựng phía ngoài, giáp biển.[1]