Chết Jan_Palach

Xe cứu thương chở anh tới khoa bỏng ở đường Legerova. Anh bị bỏng 85% toàn thân, phần lớn là cấp ba. Anh sống sót 3 ngày, rồi từ trần ngày 19.1.1969. Theo Jaroslava Moserová, một chuyên gia điều trị bỏng, người đầu tiên chăm sóc cho Palach ở bệnh viện của đại học Karl, thì ý định tự thiêu của Palach không chỉ nhằm phản đối việc chiếm đóng của quân đội Liên Xô, mà còn nhằm phản đối "sự nản chí, buông xuôi" của nhân dân Tiệp Khắc do việc chiếm đóng của Liên Xô gây ra.

"Việc tự thiêu này không chỉ nhắm vào sự chống đối cuộc xâm lăng của Liên Xô, mà còn nhằm phản đối sự nản chí buông xuôi đang lan rộng, khi mà người dân không chỉ từ bỏ chống đối mà còn buông xuôi chịu thua. Và anh ta muốn ngăn chặn sự nản chí buông xuôi đó. Tôi nghĩ rằng người dân trên đường phố - nhiều người dân trên đường phố - im lặng, đôi mắt buồn thiu, nét mặt nghiêm trọng, điều mà khi anh nhìn vào những người này thì anh biết là mọi người đều hiểu, mọi người lương thiện đều sắp sửa thỏa hiệp".[1]

Hầu hết những sinh viên khác đã không góp phần vào việc tự sát, sau khi lời cầu xin của Palach trên giường chờ chết về mức độ đau đớn, được quảng cáo rầm rộ.

Nơi tưởng niệm Jan Palach và Jan Zajíc ở trước Nhà bảo tàng quốc gia

Từ nơi Palach tự thiêu, chỉ cần đi bộ một quãng là tới khu các tượng ở Quảng trường thành cổ của Praha, nơi vinh danh nhà tư tưởng là biểu tượng tôn giáo người Čechy Jan Hus, người bị trói vào cọc rồi thiêu sống vì đức tin của mình trong năm 1415. Ông đã được ca tụng như một vị anh hùng dân tộc từ nhiều thế kỷ tới nay. Một số nhà bình luận đã so sánh việc tự thiêu của Palach với việc hỏa thiêu Jan Hus.[2][3][4]