ITER
ITER

ITER

Tọa độ: 43°42′30″B 5°46′39″Đ / 43,70831°B 5,77741°Đ / 43.70831; 5.77741ITER (ban đầu là International Thermonuclear Experimental Reactor[1]) là một siêu dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ tổng hợp hạt nhân quốc tế, và là thí nghiệm vật lý plasma giam giữ từ tính lớn nhất thế giới. Nó là một lò phản ứng hợp hạch tokamak thử nghiệm được xây dựng kế bên cơ sở Cadarache tại Saint-Paul-lès-Durance, Provence, miền nam nước Pháp.[2][3]Lò phản ứng hợp hạch ITER được thiết kế để tạo plasma khoảng 500 megawatt trong khoảng hai mươi phút trong khi 50 megawatt nhiệt năng được đưa vào tokamak, cho ra lượng nhiệt plasma gấp mười lần.[4] Cỗ máy này nhằm chứng minh việc lượng nhiệt năng tạo ra có thể lớn hơn lượng nhiệt dùng để đốt plasma, điều chưa từng được thực hiện với những lò phản ứng trước đây. Tổng công suất điện năng tiêu thụ bởi lò phản ứng này dao động từ 110 MW đến 620 MW trong khoảng thời gian 30 giây khi plasma hoạt động.[5] Là một lò phản ứng nghiên cứu,[3] việc chuyển đổi nhiệt thành điện không được xét đến, và ITER cũng sẽ không tạo ra đủ năng lượng để phát điện. Thay vào đó, nhiệt tỏa ra sẽ được thoát ra ngoài.[6][7]Dự án được đầu tư và giám sát bởi bảy thành viên—Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, và Hoa Kỳ. Việc xây dựng tổ hợp tokamak ITER bắt đầu năm 2013[8] và chi phí xây dựng đã lên đến hơn 14 tỷ đô la Mỹ vào tháng 6 năm 2015.[9] Tổng chi phí xây dựng và vận hành dự kiến sẽ vượt qua 20 tỷ euro.[10] Nhìn chung, có 35 quốc gia tham gia vào dự án này, trực tiếp hoặc gián tiếp. Mục tiêu của ITER không chỉ là tạo ra lò phản ứng hợp hạch mà rộng hơn thế, bao gồm việc phát triển công nghệ, kỹ thuật, logistic và tổ chức cần thiết, hình thành những chuỗi cung ứng và văn hóa quản lý dự án ở các quốc gia, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp hợp hạch của các nước.[3]Mục tiêu chính của ITER là để cho thấy tính khả thi về mặt khoa học và công nghệ của năng lượng hợp hạch cho mục đích hòa bình.[11]Nó là lò phản ứng lớn nhất trong số hơn 100 lò hợp hạch được xây dựng kể từ những năm 1950.[11] Kế thừa ITER, DEMO, dự kiến sẽ là lò phản ứng hợp hạch đầu tiên tạo ra điện trong một môi trường được kiểm soát. Giai đoạn DEMO được hy vọng sẽ dẫn đến các trạm năng lượng hợp hạch phát điện trên quy mô lớn và các lò phản ứng thương mại.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: ITER http://www.newyorker.com/reporting/2014/03/03/1403... http://archives.eui.eu/en/fonds/154224?item=ITER%2... http://www.eui.eu/Research/HistoricalArchivesOfEU/... http://fusionforenergy.europa.eu/ //doi.org/10.1088%2F0029-5515%2F50%2F1%2F014004 http://www.iter.org/faq#Do_we_really_know_how_much... http://www.iter.org/proj/iterhistory http://www.iter.org/sci/fusionfuels http://www.jt60sa.org/b/FAQ/EE2.htm //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...