Hội_chứng_COVID_kéo_dài

Hội chứng COVID kéo dài, còn được gọi là di chứng COVID, COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính,[1][2][3][4] là một tình trạng đặc trưng bởi các di chứng lâu dài, xuất hiện hoặc tồn tại sau thời gian dưỡng bệnh của bệnh nhân mắc COVID-19. COVID kéo dài có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ cơ quan. Các di chứng có thể gặp: rối loạn hệ hô hấp, hệ thần kinh, rối loạn nhận thức thần kinh, rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ xương và thiếu máu.[5] Các triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, đau đầu, khó thở, mất khứu giác, rối loạn mùi vị, yếu cơ, sốt nhẹrối loạn chức năng nhận thức.[6]Bản chất chính xác của các triệu chứng và số người có triệu chứng lâu dài chưa được làm sáng tỏ và có tính thay đổi tùy theo mẫu dân số trong nghiên cứu, tùy theo định nghĩa được sử dụng và tùy theo khoảng thời gian được sử dụng trong nghiên cứu. Một cuộc khảo sát sơ bộ của Phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh ước tính rằng khoảng 10% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã trải qua một hoặc nhiều triệu chứng trong hơn 12 tuần.[7]Các nghiên cứu về COVID dài vẫn đang được tiến hành.[8][9] Tính đến tháng 1 năm 2021, định nghĩa về căn bệnh vẫn chưa rõ ràng và còn quá sớm để đưa ra kết luận về cơ chế bệnh sinh. Hệ thống y tế ở một số quốc gia[10][11][12] đã được huy động để giải quyết nhóm bệnh nhân này bằng cách thành lập các phòng khám chuyên khoa và đưa lời khuyên. Tuy nhiên, đây là căn bệnh không có đặc điểm rõ ràng, không có cơ chế hiểu biết cũng như tiêu chuẩn chẩn đoán cố định, và do đó được coi là bệnh vô căn và là một chẩn đoán loại trừ.Hội chứng COVID kéo dài được quan sát thấy sau khi nhiễm COVID-19. Tính đến tháng 12 năm 2020, không có báo cáo sau khi tiêm chủng COVID-19 cho hơn 100.000 người tham gia thử nghiệm vắc-xin.[13][14][15] [Cần cập nhật]