Hệ_động_thực_vật_hoang_dã_tại_Madagascar
Hệ_động_thực_vật_hoang_dã_tại_Madagascar

Hệ_động_thực_vật_hoang_dã_tại_Madagascar

Sửa đổi cuối: Thingofme (thảo luận · đóng góp) vào 1 giây trước. (làm mới)Thành phần hệ động vật hoang dã của Madagascar đã cho ta thấy một thực tế rằng hòn đảo đã bị cô lập trong khoảng 88 triệu năm. Sự phân tách của siêu lục địa Gondwana trong thời kỳ cổ đại đã tách mảng Madagascar-Nam Cực-Ấn Độ ra khỏi mảng châu Phi-Nam Mỹ vào khoảng 135 triệu năm trước. Madagascar sau đó đã được tách ra khỏi Ấn Độ khoảng 88 triệu năm trước, cho phép thực vật và động vật trên đảo tiến hóa với sự tách biệt hoàn toàn với đất liền.[1]Do sự tách biệt lâu dài của hòn đảo này với các lục địa khác lân cận, Madagascar đã trở thanh nơi sinh sống của vô số loài động thực vật khác nhau mà không nơi nào có trên Trái đất.[2][3] Khoảng 90% của tất cả các loài thực vật và động vật được tìm thấy ở Madagascar là loài đặc hữu,[4] bao gồm cả vượn cáo (một loại linh trưởng mũi ướt), các động vật ăn thịt hố và nhiều loại chim. Hệ sinh thái đặc biệt này đã khiến cho một số nhà sinh thái học gọi Madagascar là "lục địa thứ tám",[5] và hòn đảo này đã được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế phân loại là một điểm nóng về đa dạng sinh học.[2] Gần đây nhất vào năm 2021, "loài bò sát nhỏ nhất trên trái đất" cũng được tìm thấy ở Madagascar, được gọi là Brookesia nana, hay còn được gọi là tắc kè hoa nano.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_thực_vật_hoang_dã_tại_Madagascar http://www.floridata.com/ref/R/rave_mad.cfm http://news.nationalgeographic.com/news/2009/08/09... http://www.nationalgeographic.com/wildworld/profil... http://www.mvences.de/p/p1/Vences_A163.pdf http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/news/0910... http://dominicweb.eu/en/malagasy/database-of-malag... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11038588 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12064226 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17740137 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18598742