Hệ_thống_luật_châu_Âu_lục_địa

Dân luật hay luật châu Âu lục địa hay luật Đức-La Mã là tên gọi để chỉ một hệ thống luật thịnh hành nhất trên thế giới. Trong vai trò của một hệ thống luật, nó thường được so sánh với thông luật. Khác biệt chủ yếu thường được đưa ra giữa hai hệ thống này là ở chỗ thông luật đề ra các quy tắc trừu tượng từ các vụ việc cụ thể, trong khi dân luật bắt đầu từ các quy tắc trừu tượng để sau đó các quan tòa hay trọng tài phải áp dụng các quy tắc đó cho các vụ việc cụ thể.Dân luật có nguồn gốc từ Luật La Mã, luật giáo hộiphong trào khai sáng, cùng với các ảnh hưởng từ các luật tôn giáo khác, chẳng hạn như luật Hồi giáo.[1][2][3] Các hệ thống luật pháp tại nhiều quốc gia theo hệ thống dân luật dựa trên một hay vài bộ luật, trong đó đề ra các nguyên tắc chính để hướng dẫn chung về luật. Các ví dụ nổi tiếng nhất có lẽ là bộ luật Dân sự Pháp, mặc dầu Bürgerliches Gesetzbuch của Đức (BGB) và luật Dân sự Thụy Sĩ cũng là các sự kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử dân luật. Các hệ thống dân luật/hỗn hợp của ScotlandNam Phi là không pháp điển hóa, còn các hệ thống dân luật của các quốc gia khu vực Scandinavia chủ yếu tồn tại dưới dạng không pháp điển hóa.