Hạ_đường_huyết
Hạ_đường_huyết

Hạ_đường_huyết

Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.[1] Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như tình trạng lóng ngóng run chân tay, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh, thậm chí tử vong..[1] Cảm giác đói, đổ mồ hôi, run rẩy và yếu ớt chân tay cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài.[1] Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh.[1]Nguyên nhân phổ biến nhất của hạ đường huyết do các loại thuốc dùng để điều trị đái tháo đường như insulin và sulfonylurea.[2][3] Rủi ro tăng cao ở những người bị tiểu đường ăn ít và tập thể dục nhiều hơn bình thường, hoặc uống rượu.[1] Các nguyên nhân khác của hạ đường huyết bao gồm suy thận, có số khối u xác định, chẳng hạn như u tuỵ nội tiết, bệnh gan, tình trạng suy tuyến giáp, đói, bệnh chuyển hoá bẩm sinh, nhiễm trùng nặng, hạ đường huyết phản ứng và một số loại thuốc chứa cồn.[1][3] Bên cạnh đó, đường huyết thấp có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh không được ăn trong vài giờ.[4]Mức đường huyết để xác định chứng hạ đường huyết có thể thay đổi.[1] Ở những người mắc đái tháo đường dưới 3.9 mmol/L(70 mg/dL) thì được chẩn đoán mắc.[1] Người trưởng thành không mắc đái tháo đường, có các triệu chứng liên quan tới đường huyết thấp hoặc tại thời điểm nhất định có các triệu chứng, sau đó tiến triển khi đường huyết phục hồi bình thường thì được chẩn đoán.[5] Mặt khác mức dưới 2.8 mmol/L (50 mg/dL) nếu không ăn hoặc tập thể dục sau đó có thể được áp dụng để kết luận.[1] Ở trẻ mới sinh, nồng độ đường huyết dước 2.2 mmol/L (40 mg/dL) hoặc thấp hơn 3.3 mmol/L (60 mg/dL) nếu có triệu chứng xuất hiện được chẩn đoán hạ đường huyết.[4] Một vài xét nghiệm khác có thể hữu ích để xác định nguyên nhân bao gồm nồng độ insulin và peptide C trong máu.[3] Cao huyết áp (đường huyết cao) là tình trạng ngược lại.Trong số những người mắc bệnh tiểu đường, dự phòng bằng việc ăn các thực phẩm kết hợp với các bài tập thể dục và sử dụng thuốc.[1] Khi mọi người cảm thấy mức đường huyết bị hạ, được khuyên nên kiểm tra đường máu trong hệ thống theo dõi đường huyết.[1] Một số người có vài triệu chứng hạ đường huyết ban đầu và thuộc nhóm này được khuyến nghị nên có thói quen kiểm tra thường xuyên.[1] Điều trị đường huyết thấp bằng việc ăn các thực phẩm chứa nhiều đường đơn hoặc uống đường dextrose.[1] Nếu không thể ăn uống bằng miệng, tiêm một liều glucagon có thể giúp ích.[1] Việc điều trị chứng hạ đường huyết không liên quan đến đái tháo đường gồm điều trị vấn đề tiềm ẩn cùng với một chế độ ăn lành mạnh.[1]Thuật ngữ "hạ đường huyết" đôi khi được sử dụng không đúng, liên quan tới hội chứng tự phát sau ăn (idiopathic postprandial syndrome), một bệnh gây tranh cãi với các triệu chứng tương tự xảy ra sau ăn dù đường huyết ở mức bình thường.[6][7]

Hạ_đường_huyết

Phương thức chẩn đoán Mức đường trong máu < 3.9 mmol/L (70 mg/dL)[1]
Nguyên nhân Các thuốc (insulin và sulfonylurea), nhiễm trùng máu, suy thận, có các khối u, bệnh gan[1][2][3]
Khoa Nội tiết
Đồng nghĩa Hạ đường huyết, đường huyết thấp
Triệu chứng Run rẩy, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh[1]
Điều trị Ăn các thực phẩm chứa nhiều đường đơn, đường dextrose, đường glucagon[1]
Khởi phát thường gặp Nhanh[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hạ_đường_huyết http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4317315 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19088155 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25685276 http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2003/01/3b9c3fb1/ //dx.doi.org/10.1210%2Fjc.2008-1410 //dx.doi.org/10.4239%2Fwjd.v6.i1.30 http://dantri.com.vn/c7/s7-216719/luu-y-voi-hien-t... https://books.google.ca/books?id=mNACisYwbZoC&pg=P... https://books.google.ca/books?id=oj-d2AgfW48C&pg=P...