Hát_(Phật_giáo)

Hát (zh. "Ho!", "Hè!" 喝, ja. "Katsu!") là danh từ Hán-Việt chỉ một riếng quát, tiếng hét không có ý nghĩa cụ thể, được các vị Thiền sư sử dụng làm phương tiện để hoằng hoá như một cây gậy, Phất tử. Tiếng hét này cũng được chư vị sử dụng để trình bày kinh nghiệm chứng ngộ của mình, sử dụng như một phương tiện chuyển hoá tất cả những văn tự ngôn ngữ bình thường. Như một cây gậy được vung lên đúng lúc, một tiếng hét hợp thời điểm có thể là một yếu tố dẫn thiền sinh đến kinh nghiệm Kiến tính.Theo truyền thuyết thì người đầu tiên sử dụng tiếng hét để giáo hoá chúng là Mã Tổ Đạo Nhất, một vị Thiền sư nổi danh với giọng hét như sấm. Tương truyền là Thiền sư Bách Trượng nghe tiếng hét của Mã Tổ mà ù tai ba ngày. Cũng nổi danh không kém Mã Tổ trong việc sử dụng tiếng hét—và thêm vào đó là cây gậy (Bổng hát)—là sư Lâm Tế Nghĩa Huyền. Lâm Tế phân biệt bốn loại hét (tứ hát) sau: Lâm tế lục ghi lại rất nhiều trường hợp sư sử dụng tiếng hét. Sau đây là hai ví dụ (bản dịch của Thích Duy Lực):