Hosni_Mubarak
Hosni_Mubarak

Hosni_Mubarak

Muhammad Hosni Mubarak (tiếng Ả Rập: محمد حسنى سيد مبارك), tên đầy đủ: Muhammad Hosni Sayyid Mubarak, thường được gọi là Hosni Mubarak (ngày 4 tháng 5 năm 1928 - ngày 25 tháng 2 năm 2020), là Tổng thống Ai Cập từ ngày 6 tháng 10 năm 1981 đến ngày 11 tháng 2 năm 2011. Dưới sức ép biểu tình của quần chúng nhân dân, ngày 11 tháng 2 năm 2011, ông đã phải từ chức sau 30 năm cầm quyền (là Tổng thống nhờ đảo chính quân sự), trao lại quyền hành cho quân sự, chờ một cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 9 năm 2011.[1]Là một tín đồ Hồi giáo Sunni, gia nhập Đảng Dân chủ Dân tộc (Ai Cập), Mubarak được bổ nhiệm là Phó Tổng thống Ai Cập sau khi làm quan chức cấp cao của Không lực Ai Cập. Ông lên kế nhiệm chức Tổng thống sau vụ ám sát Tổng thống Anwar Al-Sadad vào ngày 6 tháng 10 năm 1981.Ngày 25 tháng 01 năm 2011, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở trung tâm thủ đô Cairo đòi Mubarak phải từ chức ngay lập tức và kéo dài tới tận bây giờ (tức 10/02/2011).[2] Ngày 01/02/2011, Mubarak tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo vào tháng 09/2011[3] Ngày 05/02/2011, truyền thông nhà nước Ai Cập đưa tin rằng các thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ Quốc gia của Mubarak đã từ chức lãnh đạo đảng, trong đó có cả ông Mubarak. Tuy nhiên, sau đó lại có thông tin ông Mubarak vẫn sẽ giữ chức tổng thống, ít nhất là cho tới cuộc bầu cử Tổng thống tới.[4] Đến ngày 11 tháng 2, ông Mubarak chính thức từ chức và chuyển giao quyền lực cho Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (Ai Cập).Trong khi tại vị, tham nhũng trong Bộ máy chính quyền của Mubarak đã tăng đáng kể, do tăng cường quyền lực trong hệ thống thể chế cần để bảo đảm cho nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài. Tham nhũng đã dẫn đến việc bắt giam những nhân vật chính trị và nhà hoạt động trẻ mà không cần xét xử,[5] giam giữ bất hợp pháp không có giấy tờ,[6][7] và đàn áp các trường đại học, nhà thờ Hồi giáo, các phóng viên dựa trên khuynh hướng chính trị[8]. Quan chức chính phủ được phép vi phạm quyền riêng tư của công dân trong khu vực của mình bằng cách bắt giữ không điều kiện theo luật khẩn cấp.Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), tổ chức quốc tế chống tham nhũng, bao gồm tham nhũng chính trị, trong năm 2010, đưa ra chỉ số tham nhũng đánh giá Ai Cập với điểm số CPI là 3.1, dựa trên nhận thức về mức độ tham nhũng từ những người kinh doanh và các nhà phân tích quốc gia, với 10 là rất sạch sẽ và 0 là rất tham nhũng. Ai Cập đứng thứ 98 trong số 178 nước trong báo cáo.[9]Theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Without Borders), Ai Cập đứng thứ 133 trên 168 về tự do báo chí.[10]

Hosni_Mubarak

Kế nhiệm Mahmoud Shaker
Con cái Alaa
Gamal
Alma mater Học viện Quân sự Ai Cập
Học viện Không quân Ai Cập
Học viện Quân sự Frunze
Đảng chính trị Đảng Dân chủ Dân tộc
Năm tại ngũ 1950–1975
Chỉ huy Không quân Ai Cập
Học viện Không quân Ai Cập
Căn cứ Không quân Beni Suef
Căn cứ Không quân Tây Cairo
Tiền nhiệm Yahia Saleh Ai-Aldaros
Phục vụ  Không quân Ai Cập
Chữ ký
Sinh 4 tháng 5 năm 1928
Kafr-El Meselha, Vương quốc Ai Cập
Cấp bậc Thống chế không quân
Mất 25 tháng 2 năm 2020 (91 tuổi)
Cairo, Ai Cập
Phối ngẫu Suzanne Thabet (1959–2020)
Phó Tổng thống Omar Suleiman
Thủ tướng Bản thân
Ahmad Fuad Mohieddin (1982–1984)
Kamal Hassan Aly (1984–1985)
Ali Lutfi Mahmoud (1985–1986)
Atef Sedki (1986–1996)
Kamal Ganzouri (1996–1999)
Atef Abeid (1999–2004)
Ahmed Nazif (2004–2011)
Ahmed Shafik (2011)
Thuộc  Ai Cập
Tổng thống Anwar Sadat

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hosni_Mubarak http://www.msnbc.msn.com/id/41285248/ns/technology... http://www.newyorker.com/archive/2006/10/30/061030... http://www.nytimes.com/2011/01/29/world/middleeast... http://www.nytimes.com/2011/02/02/world/middleeast... http://af.reuters.com/article/topNews/idAFJOE7140D... http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/02/tai-san-c... http://web.archive.org/web/20070617050730/http://w... http://www.transparency.org/policy_research/survey... http://www.trojkan.se http://www.guardian.co.uk/world/2010/nov/22/egypt-...