Hiệu_ứng_từ_điện_trở
Hiệu_ứng_từ_điện_trở

Hiệu_ứng_từ_điện_trở

Từ điện trở, hay còn gọi tắt là từ trở, là tính chất của một số vật liệu, có thể thay đổi điện trở suất dưới tác dụng của từ trường ngoài. Hiệu ứng này lần đầu tiên được phát hiện bởi William Thomson (Lord Kelvin) vào năm 1856 với sự thay đổi điện trở không quá 5%. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng từ điện trở thường. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại hiệu ứng từ điện trở trong nhiều loại vật liệu khác nhau đem lại khả năng ứng dụng hết sức to lớn. Người ta thường dùng khái niệm tỉ số từ trở để nói lên độ lớn của hiệu ứng từ điện trở, cho bởi công thức: M R ( % ) = ρ ( H ) − ρ ( 0 ) ρ ( 0 ) = R ( H ) − R ( 0 ) R ( 0 ) {\displaystyle MR(\%)={\frac {\rho (H)-\rho (0)}{\rho (0)}}={\frac {R(H)-R(0)}{R(0)}}} Đôi khi, trong một số thiết bị, tỉ sổ này cũng được định nghĩa bởi: M R ( % ) = ρ ( H ) − ρ ( H m a x ) ρ ( H m a x ) = R ( H ) − R ( H m a x ) R ( H m a x ) {\displaystyle MR(\%)={\frac {\rho (H)-\rho (H_{max})}{\rho (H_{max})}}={\frac {R(H)-R(H_{max})}{R(H_{max})}}} Với: ρ ( H ) , ρ ( 0 ) , R ( H ) , R ( 0 ) {\displaystyle \rho (H),\rho (0),R(H),R(0)} lần lượt là điện trở suất và điện trở tại từ trường H và từ trường H = 0. Và hoàn toàn tương tự ở công thức thứ hai H m a x {\displaystyle H_{max}} là từ trường cực đại. Hai cách định nghĩa này hoàn toàn tương đương nhau.