Hiện_tượng_học

Hiện tượng học là nhánh triết học nghiên cứu cấu trúc của sự trải nghiệm(experience) và ý thức(consciousness). Trên bình diện là một phong trào triết học(philosophical movement), hiện tượng học được thành lập vào những năm đầu của thế kỷ 20 bởi Edmund Husserl và sau đó lan truyền trong nội bộ những người theo ông tại các đại học ở Göttingen và Munich, Đức. Sau đó, hiện tượng học được truyền bá sang Pháp, Mỹ và những nơi khác, với nội dung thường rất khác những tác phẩm ban đầu của Husserl.[1]Hiện tượng học không phải là một phong trào thống nhất; trái lại, các tác giả khác nhau chia sẻ với nhau một sự tương đồng chung nhưng với những khác biệt đáng kể. Gabriella Farina cho rằng:Một định nghĩa duy nhất và chung quyết cho hiện tượng học là nguy hiểm và thậm chí còn có thể mâu thuẫn vì nó thiếu một sự tập trung theo chủ đề. Trên thực tế, đây không phải là một học thuyết cũng không phải một trường phái triết học, mà là một phong cách tư duy, một phương pháp, một trải nghiệm mở và luôn đổi mới, thứ có thể mang đến nhiều kết quả khác nhau, và điều này có thể khiến cho bất cứ ai muốn xác định ý nghĩa của hiện tượng học bị mất phương hướng.[2] Hiện tượng học, trong định nghĩa của Husserl, trước hết nói về sự phản tư và nghiên cứu có hệ thống về những cấu trúc của ý thức và hiện tượng(phenomena) xuất hiện trong những hoạt động của ý thức. Hiện tượng học có sự khác biệt rõ ràng với phương pháp phân tích của trường phái Descartes, phương pháp vẫn nhìn thế giới như là các vật thể, các tập hợp vật thể và các vật thể tác động và phản ứng lẫn nhau.Khái niệm hiện tượng học của Husserl được đánh giá và phát triển không chỉ bởi bản thân ông mà còn bởi các sinh viên của ông như là Edith SteinRoman Ingarden, bởi các nhà triết học ẩn dật như Martin Heidegger, các nhà hiện sinh như là Nicolai Hartmann, Gabriel Marcel, Maurice Merleau-Ponty, và Jean-Paul Sartre, bởi các nhà triết học khác như Max Scheler, Paul Ricoeur, Jean-Luc Marion, Michel Henry, Emmanuel Levinas, Jacques Derrida, và các nhà xã hội học như Alfred SchützEric Voegelin.