Hiến_pháp_Ấn_Độ
Hiến_pháp_Ấn_Độ

Hiến_pháp_Ấn_Độ

Hiến pháp Ấn Độ (IAST: Bhāratīya Saṃvidhāna) là pháp luật tối cao của nước Cộng hòa Ấn Độ[1] và thành lập cơ cấu mô tả quy tắc chính trị cơ bản, cấu trúc, thủ tục, thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan chính phủ và liệt kê quyền lợi cơ bản, nguyên tắc chỉ thị, nghĩa vụ của công dân. Hiến pháp Ấn Độ là quốc hiến dài nhất thế giới.[lower-alpha 1][2][3] B. R. Ambedkar là chủ tịch ủy ban soạn thảo được coi là cha đẻ của Hiến pháp.Hiến pháp Ấn Độ là tối cao chứ không phải Nghị viện vì hiến pháp do Hội đồng lập hiến làm chứ không phải Quốc hội và được nhân dân phê chuẩn với tuyên bố trong lời mở đầu.[4] Quốc hội không thể bãi bỏ hiến pháp.Hiến pháp được Hội đồng lập hiến Ấn Độ thông qua ngày 26 tháng 11 năm 1949 và hữu hiệu từ ngày 26 tháng 1 năm 1950.[5] Hiến pháp thay thế Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935, trở thành pháp luật cơ bản của đất nước biến nước tự trị Ấn Độ thành nước Cộng hòa Ấn Độ. Để bảo đảm tính bản địa hiến pháp, các nhà lập hiến bãi bỏ các đạo luật trước đây của Quốc hội Anh bằng Điều 395.[6] Ấn Độ kỷ niệm hiến pháp ngày 26 tháng 1 là ngày Cộng hòa.[7]Hiến pháp tuyên bố Ấn Độ là một nước cộng hòa dân chủ, xã hội chủ nghĩa, thế tục, bảo đảm cho công dân công lý, bình đẳng và tự do, và nỗ lực để thúc đẩy tình huynh đệ.