Gìn_giữ_hòa_bình_Liên_Hiệp_Quốc
Gìn_giữ_hòa_bình_Liên_Hiệp_Quốc

Gìn_giữ_hòa_bình_Liên_Hiệp_Quốc

Gìn giữ hòa bình được Liên Hiệp Quốc xác định là "một cách giúp đỡ những nước bị tàn phá do xung đột để tạo ra các điều kiện cho hoà bình". Những quân nhân gìn giữ hòa bình theo dõi và giám sát tiến trình hòa bình trong những vùng hậu xung đột và giúp đỡ những cựu chiến sĩ trong việc thực hiện những thỏa thuận hoà bình mà họ đã ký. Các sự trợ như vậy có nhiều dạng, gồm phương pháp xây dựng lòng tin, thỏa thuận về việc chia sẻ quyền lực, hỗ trợ bầu cử, củng cố luật pháp, và việc phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc có thể bao gồm những người lính, những cảnh sát dân sự và các dân thường khác.Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền lực và trách nhiệm, có thể dùng các hoạt động của tập thể để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.Do vậy, cộng đồng quốc tế thường xem Hội đồng Bảo an có quyền trong hoạt động gìn giữ hòa bình và toàn bộ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc phải được cho phép bởi Hội đồng Bảo an.Hầu hết các hoạt động này được thiết lập và thực thi do chính Liên Hiệp Quốc bởi những lính phục vụ dưới mệnh lệnh chỉ huy của Liên Hiệp Quốc. Trong các trường hợp này, những lính gìn giữ hòa bình vẫn thuộc về các đơn vị quân đội riêng của họ, không tạo thành một "quân đội của Liên Hiệp quốc" độc lập, do vậy Liên Hiệp Quốc không có lực lượng riêng.Liên Hiệp quốc không phải là tổ chức duy nhất có quyền và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, một vài tổ chức hợp pháp cũng có quyền làm nhiệm vụ gìn giữ hòa binh. Những lực lượng gìn giữ hòa bình không phải của Liên Hiệp Quốc bao gồm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Kosovo và Lực lượng Quan sát Đa quốc gia thực hiện nhiệm vụ trên Bán đảo Sinai.

Gìn_giữ_hòa_bình_Liên_Hiệp_Quốc

Số quân tại ngũ 90,905 uniformed, 111,512 total [1]
Ngân sách 7,3 tỷ USD[2]
Bộ trưởng Quốc phòng Hervé Ladsous
Thành lập 1948