Giới_tính_xã_hội
Giới_tính_xã_hội

Giới_tính_xã_hội

Giới tính xã hội (tiếng Anh: gender), đôi khi còn gọi tắt là giới hoặc phái tính, là các đặc điểm liên quan đến sự khác biệt giữa nam tínhnữ tính. Tùy thuộc vào văn cảnh, những đặc điểm này có thể bao gồm giới tính sinh học (tức là giới tính nam, giới tính nữ hoặc Liên giới tính), các cơ cấu xã hội dựa trên giới tính (gồm vai trò giới và các vai trò xã hội khác), hay bản dạng giới.[1][2][3] Hầu hết các nền văn hóa đều sử dụng hệ nhị phân để phân loại giới là nam và nữ;[4] những người có giới nằm ngoài hệ nhị phân này đều nằm trong nhóm phi nhị nguyên giới hoặc đa dạng giới. Một số xã hội có một hay nhiều giới khác ngoài nam và nữ, như là hijra của người Ấn Độ và Two-Spirit của thổ dân châu Mỹ; những người này nằm trong nhóm giới thứ ba.Giới của một người hình thành trong quá trình trưởng thành của người đó. Khái niệm này do John Money đề xuất vào năm 1955, đề cập tới giới tính theo phương diện là một vai trò xã hội để phân biệt với giới tính sinh học.[1][2] Tuy nhiên, định nghĩa của Money không được biết tới rộng rãi cho tới những năm 1970s, khi mà thuyết nữ quyền phát triển khái niệm về sự khác biệt giữa giới tính sinh học và giới xã hội. Ngày nay, sự khác biệt này được sử dụng trong nhiều văn cảnh, đặc biệt là trong khoa học xã hội[5][6] cũng như những tài liệu được viết bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).[3]Trong các văn cảnh khác, bao gồm một số vùng của khoa học xã hội, giới thường bao gồm giới tính hoặc thay thế luôn.[1][2] Ví dụ, ở những nghiên cứu về các loài động vật không phải con người, giới thường được dùng để chỉ giới tính sinh học của động vật.[2] Sự thay đổi về nghĩa của giới này được tìm thấy tại những năm 1980s. Vào năm 1993, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sử dụng "giới" thay vì "giới tính".[7] Sau đó, vào năm 2011, FDA đảo ngược lại vị trí của hai thuật ngữ và bắt đầu sử dụng "giới tính" là thuật ngữ để phân loại các đặc điểm sinh học và giới theo nghĩa "cách một người thể hiện bản thân là nam hay nữ, hoặc cách một người được nhận dạng bởi thiết chế xã hội dựa vào thể hiện giới của họ".[8]Khoa học xã hội có một nhánh chuyên nghiên cứu về giới. Một số các bộ môn khoa học khác, như tình dục họckhoa học thần kinh, cũng quan tâm tới chủ đề này. Khoa học xã hội coi giới là một sự kiến tạo xã hội, và bộ môn nghiên cứu giới cũng vậy, trong khi nghiên cứu của khoa học tự nhiên đang tìm hiểu rằng liệu sự khác biệt sinh học giữa giống đực và cái có ảnh hưởng tới sự phát triển giới của con người; tất cả đều dẫn tới những tranh luận rằng liệu những sự khác biệt sinh học có ảnh hưởng tới bản dạng giới đến mức nào.[2]