Giọng_điệu
Giọng_điệu

Giọng_điệu

Giọng điệu là sự sắp xếp các nốt và/hoặc hợp âm của một tác phẩm âm nhạc theo một hệ thống thứ bậc về các mối quan hệ, tính ổn định, sự thu hút và hướng phát có thể cảm nhận được. Trong hệ thống thứ bậc này, những Cao độ đơn lẻ hay hợp âm 3 nốt với tính ổn định cao nhất gọi là chủ âm. Một nốt trong hợp âm chủ tạo nên tên của một Điệu tính; vì vậy trong Điệu tính Đô trưởng, nốt Đô vừa là chủ âm của âm giai vừa là một nốt trong hợp âm chủ(Đô-Mi-Son). Dòng nhạc dân ca thường bắt đầu và kết thúc bằng nốt chủ âm. Hầu hết thường dùng thuật ngữ “là việc tạo ra sự sắp xếp các hiện tượng âm nhạc xung quanh một chủ âm trung gian trong âm nhạc châu Âu từ khoảng 1600 khoảng năm 1910" ((Hyer 2001)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFHyer2001 (trợ giúp). Âm nhạc cổ điển cùng thời từ năm 1910 – 2000 có thể thực dụng hay tránh sử dụng Giọng điệu – nhưng việc hòa âm trong hầu hết các dòng nhạc phổ thông tại Châu Âu vẫn duy trì việc sử dụng chủ âm. Việc hòa âm trong nhạc  jazz bao gồm nhiều nhưng không phải tất cả việc sử dụng Giọng điệu trong thời kì 1600 - 1900 tại Châu Âu, đôi khi được gọi là “Âm nhạc cổ điển”..[mơ hồ]“Tất cả những hòa âm trong âm nhạc phổ thông đều sử dụng Chủ âm, và tất cả đều sử dụng hợp âm chủ”(Tagg 2003, 534). Giọng điệu là một hệ thống có tổ chức về các tông nhạc(Ví dụ: Tông của âm giai trưởng và thứ), tại đó một tông(Chủ âm) trở thành điểm trung tâm để duy trì các tông khác. Những tông còn lại được định nghĩa dựa vào mối quan hệ với Chủ âm. Trong Giọng điệu, Chủ âm là tông hoàn toàn dễ chịu và ổn định với nhiệm vụ chính là hướng theo cái mà những tông khác dẫn dắt(Benward & Saker 2003, 36). Kết(cadence) – đến một điểm nghỉ - tại đó hợp âm át hay hợp âm bảy át sẽ chuyển thuận về hợp âm chủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập Giọng điệu của một bài nhạc. “Một bài nhạc có chủ âm là bài nhạc có sự nhất quán và kích thước. Bài nhạc sẽ nhất quán nếu nó hướng một cách triệt để đến một hệ thống chung được tạo bởi một nguyên tắc sáng tác duy nhất rút ra từ một hệ thống âm giai cơ bản; một bài nhạc có kích thước nếu nó có thể được nhận ra từ các phần khác nhau”(Pitt 1995, 299).[mơ hồ]Thuật ngữ “tonalité” bắt nguồn từ Alexandre-Étienne Choron (1810) và được mượn dùng bởi François-Joseph Fétis vào năm 1840(Reti 1958,[page needed]; Simms 1975, 119; Judd 1998a, 5; Heyer 2001; Brown 2005, xiii). Theo Carl Dahlhaus, tuy nhiên, thuật ngữ “tonalité” được tạo ra bởi Castil-Blaze trong năm 1821(Dahlhaus 1967, 960; Dahlhaus 1980, 51). Mặc dù Fétis dùng nó như một thuật ngữ phổ thông cho một hệ thống âm nhạc và gọi là types de tonalities hơn là một hệ thống đơn lẻ, ngày nay thuật ngữ này được dùng để chỉ Giọng điệu trưởng – thứ, một hệ thống âm nhạc của thời kì 1600 – 1900. Giọng điệu trưởng – thứ cũng được gọi là Giọng điệu hòa âm(harmonic tonality)(Trong nhan đề của Carl Dahlhaus 1990, dịch sang tiếng Đức là harmonische Tonalität), hay một số tên gọi khác như diatonic tonality, common practice tonality, functional tonality, hay chỉ đơn giản là Giọng điệu(tonality).