Giải_quyết_xung_đột

Giải quyết xung đột được khái niệm hóa là các phương pháp và quy trình liên quan để tạo điều kiện cho việc chấm dứt xung độttrả thù một cách hòa bình. Các thành viên trong nhóm có cam kết cố gắng giải quyết xung đột nhóm bằng cách tích cực truyền đạt thông tin về động cơ hoặc ý thức hệ xung đột của họ với những người còn lại trong nhóm (ví dụ: ý định; lý do để giữ một số niềm tin nhất định) và bằng cách tham gia vào việc thương lượng tập thể.[1] Các chiều hướng giải quyết thường song song với các chiều cạnh xung đột trong cách xử lý xung đột. Giải quyết bằng nhận thức là cách những bên tranh chấp hiểu và nhìn nhận xung đột, bằng niềm tin, quan điểm, sự hiểu biết và thái độ. Giải quyết bằng tình cảm là cách mà những người tranh chấp cảm nhận về xung đột, và năng lượng cảm xúc. Cách giải quyết hành vi phản ánh cách các bên tranh chấp hành động, và hành vi của họ.[2] Cuối cùng tồn tại một loạt các phương pháp và thủ tục để giải quyết xung đột, bao gồm đàm phán, hòa giải, hòa giải-trọng tài,[3] ngoại giaoxây dựng/tìm kiếm hòa bình một cách sáng tạo.[4][5]Thuật ngữ giải quyết xung đột cũng có thể được sử dụng thay thế cho thuật ngữ giải quyết tranh chấp, trong đó quá trình trọng tài và tố tụng có liên quan chặt chẽ. Khái niệm giải quyết xung đột có thể được coi là bao gồm việc các bên xung đột sử dụng các biện pháp phản kháng bất bạo động trong nỗ lực thúc đẩy các cách giải quyết hiệu quả.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_quyết_xung_đột http://www.josseybass.com/WileyCDA/WileyTitle/prod... http://www.themontrealreview.com/2009/Dignity-the-... http://www.wisegeek.com/what-are-the-different-typ... http://www.press.umich.edu/titleDetailDesc.do?id=1... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12735370 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14752810 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24897415 //doi.org/10.1002%2F(sici)1098-2337(1997)23:5%3C31... //doi.org/10.1002%2Fajp.20000 //doi.org/10.1006%2Fanbe.1993.1184