Giao_điểm_Mặt_Trăng
Giao_điểm_Mặt_Trăng

Giao_điểm_Mặt_Trăng

Các giao điểm Mặt Trăng hay tiết điểm Mặt Trăng là các giao điểm quỹ đạo của Mặt Trăng, nghĩa là các điểm mà tại đó quỹ đạo của Mặt Trăng (còn gọi là bạch đạo) cắt hoàng đạo (đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời khi so với các ngôi sao làm nền). Giao điểm thăng (điểm/nút tiến) là điểm mà Mặt Trăng vượt qua hoàng đạo để tiến lên phía bắc nên còn gọi là giao điểm Bắc. Giao điểm giáng (điểm/nút lùi) là điểm mà Mặt Trăng vượt qua hoàng đạo để tiến xuống phía nam nên còn gọi là giao điểm Nam.Các hiện tượng như nhật thựcnguyệt thực chỉ xảy ra ở gần các giao điểm Mặt Trăng:Nhật thực diễn ra khi đường đi của Mặt Trăng rất gần với một trong hai giao điểm này và trùng với trăng mới (ngày sóc); nguyệt thực diễn ra khi đường đi của Mặt Trăng rất gần với một trong hai giao điểm này và trùng với trăng tròn (ngày vọng). Khoảng cách góc của Mặt Trăng tới các giao điểm khi đó nhỏ hơn khoảng 1,5°[1].Các giao điểm Mặt Trăng cũng tiến động tương đối nhanh xung quanh hoàng đạo, thực hiện đủ một chu kỳ (gọi là chu kỳ giao điểm hay chu kỳ nút, là chu kỳ chương động) trong 6.793,5 ngày hay 18,5996 năm (lưu ý rằng nó không phải là chu kỳ thực Saros).