Ghat_Tây
Ghat_Tây

Ghat_Tây

Ghat Tây, Ghaut Tây còn được gọi là Sahyadri là một dãy núi có diện tích 140.000 km² chạy dài 1.600 km song song với bờ biển phía tây của bán đảo Ấn Độ. Về mặt hành chính, nó thuộc các bang Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Goa, MaharashtraGujarat.[1] Đây là Di sản thế giới được UNESCO công nhận và là một trong tám "điểm nóng nhất" về đa dạng sinh học trên thế giới.[2][3] Nó được gọi là "Đại vách đứng" của Ấn Độ.[4] Là một điểm nóng đa dạng sinh học, tại đây chứa một tỷ lệ lớn động thực vật của đất nước, nhiều trong số đó chỉ được tìm thấy ở Ấn Độ và không nơi nào khác trên thế giới.[5] Theo UNESCO, Ghat Tây là dãy núi già hơn nhiều so với Himalaya. Nó cũng ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết gió mùa Ấn Độ bằng cách chặn các cơn gió mùa lớn thổi qua từ phía tây nam vào cuối hè.[1] Phạm vi của nó chạy từ bắc xuống nam dọc theo rìa phía tây của cao nguyên Deccan và ngăn cách cao nguyên này với vùng đồng bằng duyên hải Konkan nhỏ hẹp, nằm dọc theo bờ biển Ả Rập. Ghat Tây có tổng cổng 39 khu vực là các vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã và khu bảo tồn rừng được công nhận là Di sản thế giới, trong đó có 20 nằm tại Kerala, 10 ở Karnataka, 5 ở Tamil Nadu và 4 ở Maharashtra.[6][7]Phạm vi của nó bắt đầu từ gần Songadh của Gujarat ở phía nam sông Tapti, chạy dài 1.600 km (990 mi) qua các bang Maharashtra, Goa, Karnataka, KeralaTamil Nadu và kết thúc tại Marunthuvazh Malai, Swamithope gần mũi phía nam Ấn Độ. Dãy núi bao phủ trên khu vực có diện tích 160.000 km2 (62.000 dặm vuông Anh) tạo thành lưu vực cho các hệ thống thoát nước của nhiều con sông, với gần 40% của Ấn Độ. Ghat Tây chắn các cơn gió mùa tây nam thổi vào cao nguyên Deccan.[8] Độ cao trung bình là 1.200 m (3.900 ft).[9]Khu vực Ghat Tây là một trong mười "điểm nóng nhất về đa dạng sinh học" với hơn 7.302 loài thực vật có hoa, 1.814 loài thực vật không hoa, 139 loài động vật có vú, 508 loài chim, 179 loài lưỡng cư, 6.000 loài côn trùng và 290 loài cá nước ngọt. Có khả năng nhiều loài vẫn chưa được phát hiện và tại đây có ít nhất 325 loài bị đe dọa toàn cầu có mặt tại đây.[10][11][12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghat_Tây http://www.all-about-india.com/Geography-of-India.... http://cities.expressindia.com/fullstory.php?newsi... http://google.com/search?q=cache:k5aD-8ZEqdcJ:www.... http://www.hindu.com/2009/08/04/stories/2009080456... http://timesofindia.indiatimes.com/home/environmen... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/ab... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/fi... http://www.thehindu.com/news/national/kerala/artic...