Frank_Macfarlane_Burnet
Frank_Macfarlane_Burnet

Frank_Macfarlane_Burnet

Sir Frank Macfarlane Burnet (3 tháng 9 năm 1899 - 31 tháng 8 năm 1985), thường được biết đến với cái tên Macfarlane hoặc Mac Burnet, là một nhà virus học người Úc nổi tiếng với những đóng góp về miễn dịch học. Ông đã giành được giải Nobel năm 1960 cho dự đoán khả năng miễn dịch đạt được và được biết đến nhiều nhất vì đã phát triển lý thuyết phát triển lý thuyết chọn lọc vô tính.Burnet nhận bằng bác sỹ y khoa tại Đại học Melbourne năm 1924, và tiến sĩ tại Đại học London năm 1928. Ông đã tiến hành nghiên cứu tiên phong về vi sinh học và miễn dịch học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Walter và Eliza Hall, Melbourne và làm giám đốc của Viện từ năm 1944 đến năm 1965. Từ năm 1965 cho đến khi nghỉ hưu năm 1978, ông Burnet làm việc tại Đại học Melbourne. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đóng một vai trò tích cực trong việc phát triển chính sách công cho các khoa học y khoa ở Úc và là thành viên sáng lập của Viện hàn lâm Khoa học Úc (AAS) và từng là chủ tịch của tổ chức từ năm 1965 đến năm 1969.Những thành tựu lớn của Burnet về vi sinh học bao gồm việc khám phá ra các tác nhân gây bệnh sốt Q-và Psittacosis; phát triển các xét nghiệm để phân lập, nuôi cấy và phát hiện virut cúm; mô tả việc tái tổ hợp các chủng cúm; chứng minh rằng virut myxomatosis không gây bệnh ở người. Các phương pháp hiện đại để sản xuất vắc xin cúm vẫn dựa trên công trình của Burnet nhằm cải tiến quy trình phát triển virut trong trứng.Burnet là nhà khoa học được tôn trọng nhất đã từng làm việc tại Úc.[1] Với những đóng góp của mình cho khoa học Úc, ông là người đầu tiên nhận danh hiệu Người Úc của năm vào năm 1960.[2] Ông được công nhận trên trường quốc tế vì những thành tựu của ông: ngoài giải thưởng Nobel, ông đã nhận được giải thưởng Lasker và Huy chương Hoàng gia và Copley của Hội Hoàng gia, các bằng tiến sĩ danh dự, và các bằng tôn vinh của khối Thịnh vượng chung AnhNhật Bản.Sau một loạt các vấn đề về sức khoẻ ngày càng tăng trong những năm cuối đời, Burnet qua đời vì ung thư.