Dapsone
Dapsone

Dapsone

Dapsone, còn được gọi là diaminodiphenyl sulfone (DDS),[1] là một thuốc kháng sinh thường được dùng phối hợp với rifampicinclofazimine để điều trị phong cùi.[2] Nó là dược phẩm hàng thứ hai trong điều trị và phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis và trong phòng ngừa Bệnh nhiễm toxophasma ở người có chức năng miễn dịch kém.[2] Ngoài ra thuốc còn được dùng để trị mụn cũng như các bệnh lý về da khác.[3] Dapsone được bào chể ở hai dạng đắp trên da niêm và dạng uống.[4]Các tác dụng phụ nghiêm trọng có bao gồm: giảm số lượng tế bào máu, vỡ hồng huyết cầu đặc biệt là ở bệnh nhân có chứng thiếu hụt men thủy phân glucose-6-phosphate (G-6-PD), hay nhạy cảm với thuốc.[2] Các tác dụng phụ thông thường bao gồm buồn nôn và chán ăn.[4] Các tác dụng phụ khác thì có viêm gan và một vài dạng phát ban.[2] Dù chưa chắc chắn về độ an toàn khi sử dụng thuốc trong thai kỳ nhưng một vài bác sĩ vẫn khuyến khích tiếp tục sử dụng thuốc trong các ca bệnh phong.[2] Thuốc là hợp chất thuộc lớp sulfone.[2]Dapsone được nghiên cứu như là một kháng sinh lần đầu tiên vào năm 1937.[3] Thuốc được dùng trị bệnh phong bắt đầu từ năm 1945.[3] Dapsone nằm trong Danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, bao gồm các dược phẩm quan trọng nhất cần phải có ở một hệ thống y tế căn bản.[5] Dạng bào chế sử dụng đường miệng có mặt trên thị trường như là một thuốc gốc và có giá thành không đắt lắm.[2][6]

Dapsone

Định danh thành phần duy nhất
Công thức hóa học C12H12N2O2S
ECHA InfoCard 100.001.136
ChEBI
Liên kết protein huyết tương 70 đến 90%
Khối lượng phân tử 248.302 gmol−1 g·mol−1
Chuyển hóa dược phẩm Gan (chủ yếu qua trung gian CYP2E1)
MedlinePlus a682128
Chu kỳ bán rã sinh học 20 đến 30 giờ
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: B2
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
    Mẫu 3D (Jmol)
    Mã ATC code
    PubChem CID
    AHFS/Drugs.com Chuyên khảo
    ChemSpider
    Bài tiết Thận
    DrugBank
    Sinh khả dụng 70 đến 80%
    KEGG
    ChEMBL
    Tên thương mại Aczone
    Số đăng ký CAS
    Dược đồ sử dụng Miệng, da niêm
    Tình trạng pháp lý