Danh_sách_thiết_giáp_hạm_của_Nhật_Bản
Danh_sách_thiết_giáp_hạm_của_Nhật_Bản

Danh_sách_thiết_giáp_hạm_của_Nhật_Bản

Vào cuối thế kỷ 19, chiến lược của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được dựa trên triết lý hải quân Jeune Ecole cực đoan, được thúc đẩy bởi cố vấn quân sự Pháp và kỹ sư hàng hải Emile Bertin. Triết lý này tập trung vào tàu phóng lôi rẻ tiền và việc tấn công thương mại để bù lại tàu bọc giáp đắt tiền. Việc mua hai tàu bọc thép lớp Định Viễn đóng bởi Đức bởi Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc năm 1885 đe dọa lợi ích của Nhật Bản tại Hàn Quốc. Một chuyến viếng thăm bởi tàu chiến Trung Quốc tới Nhật Bản vào đầu năm 1891 đã buộc chính phủ Nhật Bản phải thừa nhận rằng Hải quân Nhật cần các tàu trang bị vũ trang và giáp tương đương để chống lại các tàu bọc thép của Trung Quốc; Ba tàu bọc thép hạng nhẹ lớp Matsushima đặt hàng từ Pháp sẽ không đủ, mặc dù được trang bị pháo mạnh. Hải quân Nhật quyết định đặt một cặp thiết giáp hạm mới nhất từ Anh Quốc vì Nhật Bản thiếu công nghệ và khả năng đóng các thiết giáp hạm của riêng mình.[2][3]Kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1894–95 đã thuyết phục Hải quân Nhật rằng học thuyết Jeune Ecole là không thể áp dụng được. Do đó, Nhật Bản đã ban hành chính sách xây dựng hải quân mười năm vào đầu năm 1896 nhằm hiện đại hóa và mở rộng đội tàu chiến của mình để chuẩn bị cho các cuộc xung đột sau này. Nó bắt đầu với việc xây dựng tổng cộng sáu thiết giáp hạm và sáu tàu tuần dương bọc thép.[4] Những con tàu này được chi chả từ khoản bồi thường 30.000 bảng Anh do Trung Quốc chi trả sau khi thua cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật và bốn thiết giáp ham còn lại của chương trình cũng được xây dựng ở Anh.[5]Căng thẳng gia tăng giữa Nhật Bản và Đế quốc Nga trong việc giành quyền kiểm soát Triều TiênMãn Châu vào đầu những năm 1900 đã khiến Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904–5 với một cuộc tấn công bất ngờ vào căn cứ của Nga tại cảng Arthur. Lục quân Đế quốc Nhật chiếm được cảng và bắt được các tàu còn lại của Hải đội Thái Bình Dương vào cuối năm, nhưng nước Nga đã gửi phần lớn Hạm đội Baltic của họ đến để giải cứu cảng Arthur. Hạm đội đã không đến eo biển Hàn Quốc cho đến tháng 5 năm 1905 và gần như hoàn toàn bị tiêu diệt bởi Hạm đội liên hợp Nhật trong Trận Tsushima mặc dù có lợi thế lớn về số lượng. Trong thời gian chiến tranh, Nhật Bản đã bắt được tổng cộng sáu thiết giáp hạm tiền-Dreadnought của Nga. Tất cả đều được sửa chữa và đưa vào hạm đội Nhật; trong số này, ba chiếc được đã trao trả về Nga sau chiến tranh, vào lúc Thế chiến thứ nhất khi hai nước là đồng minh. Tầm quan trọng của chiến thắng tại Tsushima khiến lãnh đạo Hải quân Nhật tin rằng một sự giao tranh giữa các hạm đội chính là trận chiến quyết định duy nhất trong chiến tranh hiện đại và sẽ được quyết định bởi các thiết giáp hạm trang bị những khẩu súng lớn nhất. Hệ quả của việc này là các tàu Nhật phải vượt trội về mặt chất lượng so với các đối thủ của họ để đảm bảo chiến thắng.[6]Sau chiến tranh, Đế chế Nhật Bản chuyển sự chú ý của mình sang hai đối thủ còn lại để trở thành đế quốc thống trị ở Thái Bình Dương: Anh và Mỹ.[7] Satō Tetsutarō, một Đô đốc Hải quân Nhật và nhà lý thuyết quân sự, cho rằng cuộc xung đột chắc chắn sẽ xảy ra giữa Nhật Bản và ít nhất một trong hai đối thủ chính của nó. Vì vậy, ông kêu gọi Hải quân Nhật duy trì một hạm đội với ít nhất 70% như lượng kỳ hạm như Hải quân Hoa Kỳ. Tỷ lệ này, theo lý thuyết Satō, sẽ cho phép Hải quân Đế quốc Nhật đánh bại Hải quân Hoa Kỳ trong một trận chiến lớn ở vùng biển Nhật Bản trong bất kỳ xung đột có thể xảy ra. Theo đó, Chính sách Quốc phòng Đế quốc năm 1907 kêu gọi xây dựng một hạm đội gồm tám thiết giáp hạm hiện đại, mỗi tàu 20.000 tấn dài (20,321 tấn SI), và tám tàu tuần dương bọc thép hiện đại, mỗi chiếc 18.000 tấn dài (18,289 tấn SI).[8] Đây là nguồn gốc của Chương trình Hạm đội Tám-Tám, sự phát triển của một hạm đội liên kết chặt chẽ bằng mười sáu kỳ hạm.[9]Việc hạ thủy của chiếc HMS Dreadnought vào năm 1906 bởi Hải quân Hoàng gia đã tăng khó khăn và cơ hội cho Hải quân Nhật[10] và làm phực tạp hóa các kế hoạch của Nhật Bản khi tất cả các thiết giáp hạm của Nhật lúc bấy giờ trở nên lỗi thời.[11] Sự hạ thủy của thiết giáp tuần dương-tuần dương HMS Invincible một năm sau là một trở ngại hơn nữa cho mục tiêu đạt thế cân bằng của Nhật Bản. Khi hai thiết giáp hạm lớp Satsuma mới và hai tàu tuần dương bọc thép Tsukuba được hạ thủy vào năm 1911 thì đã bị các tàu đối thủ Anh vượt qua về chất lượng, buộc Chương trình Hạm đội Tám-Tám phải bắt đầu lại từ đầu.[12]Các thiết giáp hạm đầu tiên được chế tạo cho Chương trình Hạm đội Tám-Tám mới là hai chiếc Dreadought lớp Kawachi, được đặt hàng vào năm 1907 và được thi công vào năm 1908. Năm 1910, Hải quân đưa ra yêu cầu lên Quốc hội để bảo đảm tài trợ cho toàn bộ chương trình cùng một lúc. Do những hạn chế về kinh tế, đề xuất đã được Bộ Hải quân bị cắt lần thứ nhất thành bảy thiết giáp hạm và ba thiết giáp-tuần dương, sau đó là nội các cắt xuống con bốn tàu tuần dương bọc thép và một thiết giáp hạm duy nhất. Quốc hội đã sửa đổi lại bằng cách cho phép xây dựng bốn thiết giáp-tuần dương (lớp Kongō) và một thiết giáp hạm, sau này đặt tên là Fusō, trong đó đã trở thành Dự luật mở rộng khẩn cấp của Hải quân. Quốc Hội thông qua việc đóng thêm ba thiết giáp hạm nữa. Nó sẽ là chiếc Fusō thứ hai và hai chiếc lớp Ise[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_thiết_giáp_hạm_của_Nhật_Bản http://combinedfleet.com/Shinano.htm http://combinedfleet.com/yamato.htm http://www.combinedfleet.com/Asahi_t.htm http://www.japantimes.co.jp/text/fd20111218a1.html //www.worldcat.org/issn/0043-0374 http://www.dorsetecho.co.uk/features/lookingback/9... https://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9B... https://archive.is/20130420063343/http://www.dorse... https://en.wikipedia.org/wiki/File:Battleship_mika...