Danh_sách_di_sản_thế_giới_tại_Tây_Ban_Nha
Danh_sách_di_sản_thế_giới_tại_Tây_Ban_Nha

Danh_sách_di_sản_thế_giới_tại_Tây_Ban_Nha

Di sản thế giới UNESCO là các nơi quan trọng tới di sản văn hóa hay di sản tự nhiên được mô tả ở Công ước di sản thế giới UNESCO thiết lập năm 1972.[1] Tây Ban Nha công nhận Công ước này vào ngày 04 tháng 05 năm 1982, và xem xét các địa điểm lịch sử hợp lệ để thêm vào danh sách.[2]Các địa điểm ở Tây Ban Nha được ghi vào danh sách lần đầu vào phiên thứ 8 của Ủy ban Di sản thế giới, tổ chức tại Buenos Aires, Argentina năm 1984. Tại phiên họp đó, năm địa điểm được thêm vào là: "Nhà thờ Hồi giáo Córdoba", "Alhambra, Generalife và Granada", "Nhà thờ chính tòa Burgos"; "Tu viện hoàng gia San Lorenzo de El Escorial" và "Công viên Güell, Palau GüellCasa MilàBarcelona".[3] Năm địa điểm được thêm vào năm 1985 và sau đó là 4 địa điểm vào năm 1986. Tính đến hết năm 2018, Tây Ban Nha đã có 47 di sản thế giới được công nhận, nhiều thứ ba chỉ sau Ý (54) và Trung Quốc (53). Trong số này có 41 di tích văn hóa, 4 di tích tự nhiên và 2 di tích hỗn hợp (mang cả giá trị văn hóa và tự nhiên) theo các tiêu chí của UNESCO.[2]Tây Ban Nha có hai di sản hỗn hợp là IbizaPyrénées-Mont Perdu, trong đó Pyrénées-Mont Perdu là di sản hỗn hợp chung với Pháp. Hai di sản văn hóa chung là Mỏ thủy ngân ở Almadén được ghi cùng với IdrijaSlovenia còn khu khảo cổ nghệ thuật đá thời tiền sử ở Siega Verde cũng là di sản được ghi cùng với thung lũng Côa của Bồ Đào Nha. Các khu rừng sồi ở Tây Ban Nha cũng là một phần của di sản xuyên quốc gia Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu được mở rộng vào năm 2017. Nó bao gồm 6 khu rừng sồi là Rừng sồi Montejo, Picos de Europa - kênh đào Asotin, Picos de Europa - Cuesta Fria, Ayllon - Tejera Negra, Navarra – Lizardoia và Navarra - Aztaparreta.Trong số 17 cộng đồng tự trị ở Tây Ban Nha, Castile và León có nhiều di sản nhất vối di sản riêng biệt và 2 di sản chung với các khu vực khác.[4]Tây Ban Nha cũng thiết lập một thỏa thuận với UNESCO được ký ngày 18 tháng 4 năm 2002 giữa đại sử Francisco Villar, đại biểu thường trực UNESCO và Tổng giám đốc Kōichirō Matsuura. Theo đó, Tây Ban Nha sẽ cung cấp quỹ 600.000 Euro mỗi năm cho chương trình giúp đỡ các quốc gia thành viên khác, đặc biệt là ở Mỹ Latinh về dự án và quy trình đề cử, đánh giá các di sản dự kiến.[5] Tây Ban Nha từng là chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới trong năm 2008 và 2009 và kỳ họp thường niên lần thứ 33 năm 2009 để lựa chọn các di sản thế giới mới được diễn ra tại Sevilla, Andalusia.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_di_sản_thế_giới_tại_Tây_Ban_Nha http://www.tarragona.cat/som-patrimoni/patrimoni-d... http://www.vallboi.cat/ca/el-romanic http://www.fundacionlasmedulas.com/parque/que_son/... http://www.puente-colgante.com/en/principal.html http://www.salamancapatrimonio.com/importancia.htm http://www.aeci.es/unesco/ http://www.ayto-caceres.es/ciudad/introduccion http://www.ctav.es/icaro/actividades/actividad.asp... http://www.visitlalaguna.es/historia_la_laguna.jsp http://www.spain.info/en/conoce/monumentos/arte_ru...