Danh_sách_công_trình_kiến_trúc_thuộc_địa_Pháp_tại_Hà_Nội
Danh_sách_công_trình_kiến_trúc_thuộc_địa_Pháp_tại_Hà_Nội

Danh_sách_công_trình_kiến_trúc_thuộc_địa_Pháp_tại_Hà_Nội

Năm 1897, sau khi trở thành kiến trúc sư trưởng Hà Nội, kiến trúc sư Henri Vildieu bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách quy hoạch đô thị phương Tây bằng việc xây dựng khu vực hành chính với hàng loạt trụ sở hành chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, ông cũng đưa nhà tù (Maison centrale) vào trung tâm khu phố Pháp (tương tự kiểu quy hoạch của nhiều thành phố Pháp thời đó).Năm 1924, Ernest Hébrard bắt đầu thực hiện kế hoạch đô thị hóa Hà Nội lần 1 gồm quy hoạch lại khu vực hành chính vào trung tâm Hà Nội (khu quảng trường Ba Đình hiện nay); tập trung các cơ sở công nghiệp vào khu vực Gia Lâm bên bờ trái sông Hồng; dự định di dời cảng sông Hồng sang địa điểm mới rộng rãi hơn và phát triển ga đường sắt phụ tại Gia Lâm; phát triển các đường nhánh từ đại lộ có sẵn; dự định quy hoạch xung quanh khu vực hồ phía Tây thành phố một không gian xanh dạng Bois de BoulogneParis.[1] 10 năm sau, người kế nhiệm Hébrand trong vai trò kiến trúc sư trưởng Hà Nội là Louis-Georges Pineau đưa ra kế hoạch đô thị hóa Hà Nội lần 2 với quy mô nhỏ hơn gồm kè bờ hồ Gươm; xây dựng quảng trường Ernest-Hébrard (1937); lập quy hoạch về hồ Bảy Mẫu và khu phố Sinh Từ bên cạnh ga Hà Nội.[2]Năm 1943, kế hoạch đô thị hóa cuối cùng của người Pháp với Hà Nội được Henri Cerutti, kiến trúc sư trưởng thành phố, đề xuất gồm phát triển tuyến đường sắt về phía Nam; xây dựng khu phố-vườn dành cho nhân viên ngành đường sắt; quy hoạch và nắn thẳng lại hệ thống đường nhánh; phát triển thành phố về phía Nam theo hướng bệnh viện René Robin (bệnh viện Bạch Mai ngày nay) và khu cư xá sinh viên (Đại học Bách khoa ngày nay).[3](tòa nhà đầu tiên)(hoàn thành; tòa nhà thứ hai)(tòa nhà thứ ba)