Cờ_người

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đặc biệt trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc[1].Cờ người thực chất là một môn cờ tướng do người đóng thế thành các quân cờ.[2] Chơi cờ người thường tụ hội rất đông người xem nhưng tất cả đều phải cố giữ im lặng để người chơi không bị phân tán.[3]Bắc Bộ, cờ người gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai. Tất cả 32 quân cờ ngồi trên một bàn cờ tướng vẽ ở một sân rộng, trong trang phục phù hợp với vai cờ của mình đóng.[1][3][4] Bàn cờ được chọn là sân đất rộng hoặc sân đình, chùa.[3]Trang phục trên sân cờ là màu quân đỏ hoặc vàng (16 chàng trai) và màu quân đen hoặc xanh (16 thiếu nữ). Trang phục của “quân cờ” phải chỉnh tề và thống nhất, Trước ngực và sau lưng áo đều in tên quân cờ: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt hoặc cầm theo các quân cờ có cán gỗ, chữ được chạm khắc đặt phía trên, có chân đế vững vàng.[5][6] Tướng được đội mũ tướng soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Trước khi cuộc thi diễn ra, các “quân cờ” sẽ tiến hành tập luyện các thế đi, đường võ để khi chuẩn bị xung trận biểu diễn cho từng thế cờ.Hai người chơi cờ đứng trong sân cờ trực tiếp đến chỉ đạo từng quân cờ di chuyển, bên cạnh là một người đánh trống bỏi thúc giục. Cũng tương tự như luật cờ tướng, bên nào bị chiếu bí trước là thua.Ngày nay, vì khó tìm được người ngồi làm quân cờ nên quân cờ phải làm bằng biển gỗ nhỏ có cán gỗ cắm vào các lỗ trên sân đình. Người xem đấu cờ phần lớn là những người đứng tuổi, thái độ trầm mặc nên xung quanh sân cờ không đông vui như xem rước kiệu, bơi trải.[5]