Cẩm_nang_Chẩn_đoán_và_Thống_kê_Rối_loạn_tâm_thần

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (tiếng Anh: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), thường được gọi tắt là DSM, là một hướng dẫn để phân loại các rối loạn tâm thần. Cẩm nang này được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Nó được sử dụng ở Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới bởi các bác sĩ, nhà nghiên cứu, công ty bảo hiểm, công ty dược và những người khác.Đã có năm lần sửa đổi được thực hiện kể từ khi DSM được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1952. Ở mỗi lần sửa đổi, nhiều bệnh tâm thần đã được bổ sung, và một số cũng đã được loại bỏ và không còn được coi là rối loạn tâm thần nữa. Một ví dụ cho điều này là đồng tính luyến ái.[1][2]DSM đã được xây dựng từ các hệ thống thu thập điều tra dân sốsố liệu thống kê của bệnh viện tâm thần, và từ một sách hướng dẫn do Quân đội Hoa Kỳ phát hành.[3] Rất nhiều thay đổi đã được thực hiện vào năm 1980. Lần cuối cùng DSM được thay đổi rất nhiều là lần sửa đổi thứ tư (DSM-IV), được xuất bản vào năm 1994, nhưng những thay đổi nhỏ trong văn bản đã được thực hiện trong phiên bản năm 2000. Bản sửa đổi lần thứ năm ("DSM-5") đã được xuất bản vào tháng 5 năm 2013.DSM bị chỉ trích vì chịu ảnh hưởng quá lớn từ ngành công nghiệp dược phẩm,[4][5] bên cạnh những chỉ trích khác về độ chuẩn xác, độ tin cậy của hệ thống phân loại cũng như vấn đề thiếu liên kết giữa triệu chứng và nguyên nhân của các rối loạn tâm thần được phân loại trong DSM.Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan, được gọi tắt là "ICD", có một phần về các rối loạn tâm thần và hành vi. Phần này khác với DSM. ICD, thay vì DSM, là hệ thống được sử dụng bởi chính phủ Hoa Kỳ.[6]