Công_trình_xanh
Công_trình_xanh

Công_trình_xanh

Công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường) là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trườngtận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kì hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ.[1] Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn của dự án.[2] Việc thực hiện Công trình xanh mở rộng và bổ sung các mối liên quan về kinh tế tiện ích, sự bền vững và thoải mái trong các thiết kế kiến trúc cổ điển.[3]Hệ thống kiểm soát năng lượng và thiết kế phù hợp môi trường (LEED) là hệ thống xếp hạng các thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì của công trình xanh được phát triển bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ. Những hệ thống chứng nhận khác xác định tính bền vững của toà nhà BREEAM Anh (phương pháp đánh giá môi trường thiết lập nghiên cứu xây dựng) cho các toà nhà và sự phát triển quy mô lớn. Hiện tại, Hội đồng xây dựng công trình xanh thế giới đang tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các công trình xanh đến sức khỏe và năng suất của người dùng và đang hợp tác với Ngân hàng Thế giới để thúc đẩy các Công trình xanh tại Emerging Markets thông qua EDGE (Xuất sắc trong thiết kế cho hiệu quả cao hơn) Chương trình chuyển đổi thị trường và chứng nhận.[4] Ngoài ra còn có các công cụ khác như Green Star ở Úc và Chỉ số Xây dựng Xanh (GBI) được sử dụng phổ biến ở Malaysia.Mặc dù các công nghệ mới liên tục được phát triển để bổ sung cho quá trình thực hành hiện tại trong việc tạo ra các công trình xanh hơn, mục tiêu chung của các công trình xanh là giảm tác động tổng thể của môi trường xây dựng lên sức khỏe con người và môi trường tự nhiên bằng cách:Một khái niệm tương tự là kiến trúc tự nhiên, thường có quy mô nhỏ hơn và có xu hướng tập trung sử dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn ở khu vực.[5] Những chủ đề liên quan khác bao gồm thiết kế bền vữngkiến trúc xanh. Tính bền vững có thể được định nghĩa là đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ.[6] Mặc dù, những chương trình toà nhà xanh không đưa ra biện pháp cho vấn đề cải tiến nhà ở, những người khác làm, đặc biệt là thông qua các chương trình công cộng để nâng cấp hiệu quả năng lượng. Nguyên tắc xây dựng xanh có thể dễ dàng được áp dụng để trang bị thêm công việc cũng như xây dựng mới. Một báo cáo của quản lý dịch vụ tổng hợp của Mĩ chỉ ra 12 toà nhà thân thiện với môi trường có chi phí vận hành thấp hơn và năng suất sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Ngoài ra, những người cư trú đạ hài lòng với toà nhà thân thiện môi trường hơn là những toà nhà cổ điển. Đây là những toà nhà thân thiện môi trường.[7]