Công_nghiệp_hóa_theo_hướng_xuất_khẩu
Công_nghiệp_hóa_theo_hướng_xuất_khẩu

Công_nghiệp_hóa_theo_hướng_xuất_khẩu

Công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu là một chiến lược công nghiệp hóa lấy phát triển khu vực sản xuất hàng xuất khẩu làm động lực chủ yếu lôi kéo phát triển toàn nền kinh tế. Chiến lược này từng được nhiều nước đang phát triển áp dụng và không ít trong số đó đã thành công, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ngoài ra cũng có thể nhắc đến một số nước ASEANTrung Quốc.Trong chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình. Các biện pháp ưu tiên thường được sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thông tin thị trường, tạo thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, ưu đãi về tỷ giá hối đoái, quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng chẳng hạn như thành lập các khu chế xuất. Theo dự tính thông thường của các nhà lập chính sách theo đuổi chiến lược này, các ngành xuất khẩu sẽ đem lại thu nhập cho nền kinh tế, công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu các máy móc cho công nghiệp hóa và đặc biệt là những ảnh hưởng lan tỏa của nó tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác.Những ngành được lựa chọn là những ngành mà quốc gia có lợi thế. Tuy nhiên, lợi thế của quốc gia thay đổi cùng với quá trình phát triển của mình, nên có nhiều giai đoạn công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu.Ba giai đoạn sau được gọi chung là công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu của khu vực thứ hai (khu vực chế tạo). Các giai đoạn trên có thể gối nhau. Thậm chí, một số nền kinh tế đang phát triển lớn mà hầu như tất cả các phân ngành chế tạo đều có thì có thể thực hiện bốn giai đoạn đồng thời với sự xuất phát của mỗi giai đoạn có thể khác nhau; điển hình cho trường hợp này là Trung Quốc, nước đồng thời xuất khẩu từ nông sản tới các thiết bị công nghệ cao.