Các_bãi_cọc_trên_sông_Bạch_Đằng

Các bãi cọc ngầm được phát hiện ở gần các con sông vùng đông bắc bộ ngày nay được cho là các trận địa bãi cọc cổ từng phục vụ mục đích quân sự trong lịch sử Việt Nam. Các bãi cọc đã biết có niên đại trong khoảng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15. Các trận đánh và chiến dịch lớn trên sông của người Việt được ghi nhận trong khoảng thời gian này bao gồm Trận chống quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng (Đá Bạch) do Ngô Quyền lãnh đạo, Chiến tranh Tống–Việt năm 981 dưới thời nhà Tiền Lê và Trận Bạch Đằng chống quân nhà Nguyên Mông năm 1288 dưới thời nhà Trần.Các bãi cọc được cho là từng nằm trong lòng những con lạch hoặc nhánh sông của sông Bạch Đằng xưa[1] nhưng ngày nay do sự thay đổi về dòng chảy, bồi đắp tự nhiên và công tác đê điều của người dân địa phương, hầu hết các bãi cọc được tìm thấy trên các cánh đồng ven sông.Một số tranh cãi đã nổ ra xoay quanh sự hiện diện, vai trò của những bãi cọc này và hiện nay công tác nghiên cứu, khai quật vẫn đang được tiến hành.[2]