Chủ_đề:Tin_Lành

Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo La Mã, về sau ông tách rời khỏi Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới một tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáoChính thống giáo Đông phương.Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Kháng Cách. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải truyền thống hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lý Duy nhất.Thuật từ Kháng Cách có nguồn gốc từ tiếng Latin protestatio, nghĩa là công bố, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các vương hầu và đại biểu các thành phố thuộc Thánh chế La Mã phản đối nghị quyết của Nghị viện Speyer năm 1529, nghị quyết này khẳng định lập trường của Nghị viện Worm chống lại cuộc Cải cách Kháng Cách. Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là kẻ phản kháng. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng.


Rô-ma 4: 18 - 25

Người trông cậy khi chẳng còn lẽ cậy trông,
cứ tin,
và trở nên cha của nhiều dân tộc,
theo lời đã phán cho người:
Dòng dõi ngươi sẽ như thể ấy.
Người thấy thân thể mình hao mòn,
vì đã gần trăm tuổi,
và thấy Sa-ra không thể sinh nở được nữa,
song đức tin chẳng kém.Người chẳng có lưỡng lự hoặc hoài nghi
về lời hứa của Đức Chúa Trời,
nhưng càng mạnh mẽ trong đức tin,
và ngợi khen Đức Chúa Trời,vì tin chắc rằng điều chi Đức Chúa Trời đã hứa,
Ngài cũng có quyền làm trọn.
Cho nên đức tin của người
được kể là công chính.
Vả, ấy chẳng phải chỉ vì một mình người
mà có chép rằng
đức tin người đã được kể là công chính,
nhưng cũng vì chúng ta nữa,
đức tin được kể là công chính cho chúng ta,
là kẻ tin Đấng đã làm cho Chúa Giê-xu,
Chúa chúng ta,
sống lại từ cõi chết,
Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta,
và sống lại vì sự xưng công chính của chúng ta.
(Bản Truyền Thống 1926)

Một giám mục đi từ Archangel đến tu viện Solovétsk. Trên tàu, ngoài giám mục còn có nhiều người hành hương. Thời tiết tốt, chuyến đi thuận buồm xuôi gió. Những người hành hương tụ tập trên boong tàu ăn uống và tán gẫu. Giám mục cũng lên boong; khi đang đếm bước, ông nhận thấy một nhúm người tú tụm chỗ gần mũi tàu, chăm chú nghe một ngư dân vừa chỉ tay ra biển vừa kể chuyện. Giám mục dừng lại, nhìn theo hướng người đàn ông đang chỉ, nhưng chẳng thấy gì ngoài làn nước lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ông đến gần, lắng nghe; nhưng khi người đàn ông nhìn thấy giám mục thì vội cất mũ chào rồi im lặng. Những người khác cũng cất mũ cúi chào.‘Đừng bận tâm, các bạn’, vị giám mục cất tiếng trấn an, ‘ta đến để nghe chuyện mà thôi.’‘Ông ấy đang kể cho chúng con nghe về những ẩn sĩ.’ một người đáp lời, đó là một thương nhân, anh dạn dĩ hơn những người còn lại.‘Những ẩn sĩ nào?’ giám mục hỏi lại, cùng lúc ông đi về phía hông tàu rồi đến ngồi trên một thùng gỗ. ‘Kể cho ta nghe với. Ta cũng thích nghe. Anh đang chỉ tay về cái gì?’‘Hòn đảo nhỏ mà chúng ta đang thấy đó,’ người đàn ông trả lời, đưa tay chỉ một chấm nhỏ chếch về hướng phải. ‘Đó là hòn đảo các ẩn sĩ đang sống để cứu rỗi linh hồn của họ.’‘Đảo nào đâu?’ giám mục hỏi lại. ‘Ta chẳng thấy gì cả.’‘Kia kìa, ở đằng xa, xin ngài nhìn theo tay con. Ngài có thấy một đám mây nhỏ? Ngay dưới nó hơi chếch về phía trái, nó chỉ là một vạch mờ. Đó là hòn đảo.’Giám mục chăm chú nhìn nhưng vẫn không thấy gì ngoài mặt nước lung linh dưới ánh mặt trời.'Ta chẳng thấy gì cả,’ ông nói, ‘Nhưng những ẩn sĩ ấy là ai mà sống ở đó?’‘Họ là những thánh nhân,’ người đánh cá trả lời. ‘Từ lâu rồi con vẫn nghe chuyện về họ, nhưng chưa bao giờ tận mắt thấy họ cho đến cuối năm vừa rồi.’Người đánh cá kể, trong một lần ra khơi đánh cá anh bị kẹt lại trong đêm trên đảo mà không biết mình đang ở đâu. Đến sáng, khi đang thơ thẩn tình cờ anh tới một cái chòi đất và gặp một ông lão đứng gần đấy. Liền khi ấy, hai người nữa bước ra, họ cho anh ăn, hong khô quần áo, vật dụng của anh, và giúp anh sửa thuyền.‘Trông họ như thế nào?’ giám mục hỏi.
Áp-ra-ham ra đi theo lời Chúa gọi
"Người trông cậy khi không còn lẽ cậy trông."
tranh József Molnár, năm 1850