Chủ_nghĩa_xã_hội_Phật_giáo

Chủ nghĩa xã hội Phật giáo là một ý thức hệ chính trị có nội dung ủng hộ chủ nghĩa xã hội dựa trên các lý thuyết của Phật giáo. Chủ trương của những người theo chủ nghĩa xã hội Phật giáo là kêu gọi và đấu tranh cho việc xóa bỏ hay giảm bớt sự phân biệt giai cấp, cho việc cung ứng những nhu cầu cấp thiết về thực phẩm, nhà ở, thuốc men, quần áo của người dân, củng cố các giá trị luân lý dựa trên giáo lý nhà Phật và giúp đỡ người dân vượt qua được sự tham lam về của cải vật chất.Những cá nhân được đánh giá là người theo chủ nghĩa xã hội Phật giáo có thể kể đến như Buddhadasa Bhikkhu,[1] S. W. R. D. Bandaranaike, Hàn Long Vân,[2] U NuNorodom Sihanouk.[3][4]Nhà triết học Bhikkhu Buddhadasa (người Thái Lan) là người đặt ra "chủ nghĩa xã hội Đạt Ma" (Dhammic socialism).[1] Ông tin rằng chủ nghĩa xã hội là một trạng thái tự nhiên, điều này có nghĩa tất cả mọi sự vật trên thế gian đều tồn tại cùng nhau trong một hệ thống.[5]Về phía mình, thi sĩ Hàn Long Vân (người Triều Tiên) cho rằng bình đẳng là một trong những nguyên lý cơ bản của Phật giáo.[2] Trong một buổi phỏng vấn được ấn hành vào năm 1931, ông bày tỏ mong muốn của mình trong việc khai phá và tìm hiểu chủ nghĩa xã hội Phật giáo.Đạt Lai Lạt Ma XIV Đăng-châu Gia-mục-thố đã nhận định như sau về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội: