Chủ_nghĩa_thần_bí
Chủ_nghĩa_thần_bí

Chủ_nghĩa_thần_bí

Chủ nghĩa thần bí, thần bí luận, chủ nghĩa huyền bí hay huyền bí học, huyền học tiếng Hy Lạp: μυστικός (mystikos)[1], là căn nguyên của một tôn giáo bí ẩn, là một sự theo đuổi được hiệp thông, được đồng nhất, hoặc được giác ngộ với chân lý sau cùng, với thần thánh, với chân tâm, hay với Thiên Chúa thông qua những kinh nghiệm được hướng dẫn, bản năng, trực giác hay trí huệ. Huyền học thường tập trung vào một hay nhiều sự rèn luyện nhằm tích lũy những kinh nghiệm hay những nhận thức. Huyền học có thể là nhị nguyên, tức vẫn có một sự phân biệt giữa mình với thần thánh, hoặc có thể là phi nhị nguyên. Huyền bí học cũng có thể là một tồng hợp của biệt lệ, thuyết, văn bản, tổ chức, truyền thống và kinh nghiệm nhằm biến cải con người, khác nhau như định nghĩa trong nhiều truyền thống khác nhau, có thể liên quan đến những niềm tin, tín ngưỡng.[2]Những truyền thống tôn giáo khác nhau mô tả những trải nghiệm huyền bí này theo nhiều cách khác nhau:Sự giác ngộ hoặc sự khai sáng là hai từ chung cho hiện tượng này, xuất phát từ tiếng Latin illuminatio (được áp dụng trong những bài kinh Kitô giáo trong thế kỷ 15) và được sử dụng trong những bản dịch tiếng Anh của kinh Phật nhưng được sử dụng rộng rãi để miêu tả trạng thái thần bí đạt được, bất kể đức tin. Entheogens đã được sử dụng truyền thống bởi nhiều người từ nhiều tôn giáo khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới để trợ giúp tín đồ huyền học.Huyền học tạo ra những nhánh phụ trong những tôn giáo lớn hơn – Như Kabbalah trong Do Thái giáo, Sufi giáo trong Hồi giáo, Vedanta và Kashmir Shaivism trong Ấn Độ giáo, Chủ nghĩa thần bí Kitô giáo trong Kitô giáo và thuyết Ngộ giáo - Nhưng thường bị xem xét cách hoài nghi và đôi khi được tổ chức riêng rẽ, bởi những nhóm chính thống trong những tôn giáo nhất định, do nhấn mạnh sự huyền bí của những trải nghiệm trực tiếp và cuộc sống với việc thực hành giáo pháp. Huyền học đôi khi được những người hoài nghi và những tín đồ chính thống áp dụng nhưng chỉ trong phạm vi của sự hoang mang, mặc dù họ phải thừa nhận rằng huyền học rõ ràng là một thứ bậc hoặc đẳng cấp khác. Trong thực tế, một tiền đề cơ bản của gần như tất cả những con đường huyền bí, không phân biệt tôn giáo là những trải nghiệm về ý thức thần linh, sự giác ngộ và hợp nhất với thần linh thông qua những con đường huyền bí, luôn rộng mở cho những ai sẵn sàng thực hiện theo một hệ thống những phương pháp huyền bí.Một vài truyền thống huyền bí có thể bác bỏ tính hợp lý của những truyền thống khác. Tuy nhiên, những truyền thống huyền bí thường có xu hướng chấp nhận những truyền thống huyền bí hơn so với truyền thống của họ. Điều này được dựa trên tiền đề rằng những trải nghiệm thần thánh có thể đưa những truyền thống huyền bí khác trở thành truyền thống của mình khi cần thiết. Một số, tuy không phải tất cả, truyền thống huyền bí còn chấp nhận ý tưởng rằng truyền thống của họ có thể không phải là phiên bản thực tế nhất của thực hành thần bí.